Bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới cho GS Ngô Bảo Châu.
Lúc 12h55 hôm nay (giờ Hà Nội), tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ, bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới cho GS Ngô Bảo Châu.
Thầy Giang tâm sự: “Chúng tôi từng giờ, từng ngày chờ đợi đến giờ phút này. Bây giờ tôi vui quá. Tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên nên hay chú ý đến từng em học sinh, xem em nào thông minh, sáng tạo, tư cách đạo đức của em đó ra sao và sau này có thể trở thành nhân tài đất nước. Với em Châu, không chỉ tôi mà các thầy dạy bộ môn khác đều nhận xét rằng: Châu là con người thông minh, sáng tạo, học giỏi đều các môn. Vì thông thường các em giỏi toán thì lơ là các môn học khác nhưng đối với Châu học đều các môn. Châu đã để lại cho chúng tôi một ấn tượng đặc biệt, đó là cậu học trò có tư cách đạo đức tốt, chăm chỉ, lễ phép. Với con người như vậy, từ thời đó tôi đã có suy nghĩ, tiên lượng nếu Châu được đào tạo một cách bài bản, sau này sẽ trở thành một nhân tài - điều đó nay đã trở thành sự thật”.
Còn Tiến sĩ Nguyễn Vũ Lương, chủ nhiệm khối chuyên - ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Thành công của Ngô Bảo Châu ngày hôm nay, không chỉ là hạnh phúc của riêng Châu mà là niềm hạnh phúc của các thầy giáo đã từng dạy Châu. Hạnh phúc này khó mô tả bằng lời. Bởi giải thưởng của Ngô Bảo Châu là giải thưởng lớn, quá sức tưởng tượng - giải thưởng Fields nhiều nước trên thế giới rất mong đợi”.
Giải thưởng của Ngô Bảo Châu là niềm vui của lớp trẻ, tạo cho lớp trẻ niềm tin ở người Việt
Đằng sau sự thành công trong khoa học của GS Ngô Bảo Châu là sự đóng góp lớn lao, âm thầm của mẹ anh PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền. Bà đã từng tâm sự với báo chí rằng: "Bổ đề cơ bản" là người bạn thân thiết của Châu suốt 15 năm qua, nhưng khi Châu chứng minh được bổ đề này thì nó lại là của mọi người, không còn là của riêng Châu nữa. Cô cũng vậy. Mừng cho con nhưng thấy lòng một chút hụt hẫng, trống trải, Châu được nhiều người biết đến thì cảm giác không thuộc về riêng mình nữa. Thỉnh thoảng cô điện thoại cho Châu nói đùa, mẹ quen với tuổi già cô đơn rồi, mẹ phải điện thoại cho con không con thành "vĩ nhân" mất, chẳng còn thời gian trò chuyện".
GS Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con trai GS-TSKH Cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Cơ học Việt nam. Mẹ anh là PGS-TS Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền TW, Việt
Ngô Bảo Châu từng là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, sau đó học tại khối phổ thông chuyên toán trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Anh đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức (1989). Anh cũng là người Việt
Năm 2004, anh được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với GS Gérard Laumon vì đã có chứng minh được Bổ Đề Cơ Bản cho các nhóm Unita. Cũng trong năm đó, anh được phong Giáo sư tại ĐH Tổng hợp
Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Năm 2006, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại
Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie), dày 169 trang, đã được chính thức công bố trên tạp chí Publications Mathématiques de L’IHÉS, do NXB Springer phát hành.
Với các công trình khoa học của mình, hôm nay ngày 19/8, GS Ngô Bảo Châu đã được Đại hội Toán học thế giới ICM2010 trao giải Fields tại Ấn Độ.
Theo Dantri
(HBĐT) - Hưởng ứng chủ đề “Làm theo lời Bác dạy, tiếp hào khí Thăng Long, thi đua nghìn việc tốt, vững bước vào tương lai”, năm học 2009 – 2010, Hội Đồng đội huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo các liên đội tổ chức thực hiện nhiều phong trào thi đua sôi nổi với hình thức phong phú, phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí và tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút đông đảo thiếu niên, nhi đồng tham gia.
Chấn chỉnh công tác quản lý thu, chi để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục, chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức trong các cơ sở giáo dục
Đề án dạy ngoại ngữ 10 năm có kinh phí 9.738 tỉ đồng (giai đoạn 2008-2020) được chuẩn bị từ nhiều năm trước nhưng đến thời điểm triển khai thì lại... chưa thể sẵn sàng?
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho biết, mùa tuyển sinh 2010, hai Trường ĐH Phan Châu Trinh và ĐH Công nghệ Đông Á chỉ có 62 thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng (NV)1. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển mới của ĐH Phan Châu Trinh là 510, ĐH Công nghệ Đông Á là 1.400.
Sở GD-ĐT TPHCM vừa ra văn bản yêu cầu các trường tiểu học nhắc nhở giáo viên khi kiểm tra đánh giá học tập của học sinh cần lưu ý khuyến khích học sinh học tập chuyên cần, phát huy tính tích cực, năng động, khả năng tự học.
Chúng ta đang đếm từng phút để chờ đến giờ G (14g ngày 19-8-2010, giờ VN), giờ công bố những nhà toán học đoạt giải Fields, mà GS Ngô Bảo Châu được đánh giá là ứng viên nặng ký nhất. Sau đây là những câu chuyện có thể nói là duyên số của toán học VN với giải thưởng Fields danh giá.