Không chỉ sẵn sàng tiếp nhận học sinh (HS) khuyết tật (nhẹ), những năm gần đây, nhiều trường còn tạo điều kiện cho HS cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn được học hòa nhập cùng bạn bè trang lứa. Và kỳ diệu thay, nụ cười đã trở lại với nhiều HS có hoàn cảnh kém may mắn.

 

Trẻ cơ nhỡ học tại Trường Tiểu học Lương Định Của, quận 3 TPHCM.

Tạo điều kiện cho trẻ đến trường

Năm học 2010-2011, Trường Tiểu học Lương Định Của, quận 3 đã tiếp nhận 25 HS học hòa nhập tại trường, tăng nhiều so với năm học 2004-2005 khi trường bắt đầu nhận nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến từ các mái ấm, nhà mở trên địa bàn quận. Thầy Nguyễn Đạt Sử, Hiệu phó nhà trường, chia sẻ: “Đối với các em học hòa nhập tại trường và có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện như tặng sách giáo khoa, học bổng, đồng phục, được mua bảo hiểm y tế, miễn phí ăn uống...”.

Em Bùi Tuyết Lợi, một HS đến từ Mái ấm Ánh Sáng, quận 3 năm học này đã trở thành HS lớp 4 của Trường Lương Định Của. Lợi tâm sự: “Em rất vui vì năm học này được học dưới mái trường mới, mặc đồng phục đẹp, ngồi học chung với nhiều bạn bè và được cô giáo quan tâm, yêu thương”. Trần Thị Ngọc Hạnh, HS lớp 2 nói: “Ngày đầu đến trường, nhờ có thầy cô, bạn bè quan tâm, gần gũi nên em không còn cảm thấy mặc cảm”.

Tại Trường Tiểu học Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, một ngôi trường nằm trong hẻm nhỏ gần khu chợ năm nào là mái ấm tình thương, sẵn sàng tiếp nhận HS học hòa nhập. Theo bà Đỗ Thị Kim Chi, hiệu phó chuyên môn nhà trường, những năm học trước, trường chỉ nhận HS ở phường 5, nhưng 2 năm trở lại đây, trường nhận cả HS phường 3, phường 4. Những em học hòa nhập tại trường đa phần là HS bị khuyết tật loại nhẹ (trí não phát triển chậm, khiếm thính...). Các em hoàn toàn có thể học tập bình thường như bao đứa trẻ khác,  chỉ cần nhà trường quan tâm và có phương pháp giáo dục phù hợp. Hoặc như Trường Tiểu học Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), năm học nào cũng tổ chức các lớp hội nhập và hòa nhập cho HS chậm phát triển trí tuệ.

Xóa định kiến và trở ngại tâm lý

Nhiều giáo viên, hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn các trường nhận HS học hòa nhập chia sẻ, khó khăn lớn nhất trong công tác giáo dục trẻ học hòa nhập là việc xóa định kiến với phụ huynh HS và giúp các em cởi bỏ trở ngại tâm lý lạc lõng giữa bạn bè cùng lớp.

Thầy Nguyễn Đạt Sử tâm sự: “Ban đầu, khi nhà trường quyết định nhận nuôi dạy trẻ từ mái ấm tình thương, học sinh khuyết tật đã gặp không ít phản đối từ phía phụ huynh HS. Nhiều phụ huynh lo lắng, trẻ đến từ các mái ấm, nhà mở không ngoan, sợ con mình sẽ bị ảnh hưởng”.

Do đó, trước khi gửi thành viên mới (trẻ cơ nhỡ, khó khăn và bị khuyết tật) vào lớp, ban giám hiệu nhà trường phải làm công tác tư tưởng cho cả giáo viên lẫn phụ huynh và HS, đồng thời nghiên cứu thật kỹ phương pháp học tập, sinh hoạt của HS để giúp các em hòa nhập; mời phụ huynh đến gặp mặt những HS học hòa nhập; trò chuyện với HS của lớp để các em hiểu, thông cảm và chia sẻ, giúp HS mới không mặc cảm, sớm hòa nhập.
 
Bà Vũ Thị Thơ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận Gò Vấp chia sẻ: “Để công tác giáo dục trẻ học hòa nhập tốt hơn, tôi nghĩ phụ huynh có con em đang học cần vượt qua rào cản tâm lý, sự tự ái và nỗi lo sợ bị phân biệt đối xử và những phụ huynh có con bình thường cần có cái nhìn nhân ái hơn, thông cảm, chia sẻ, bớt kỳ thị”.
 
Nhiều hiệu trưởng các trường đang có HS học hòa nhập cho biết, trở ngại lớn nhất từ công tác giáo dục hòa nhập hiện nay là khi nhà trường phát hiện HS có dấu hiệu “lạ” hơn so với các bạn khác, yêu cầu gia đình dẫn HS đi khám bác sĩ, chỉ với mục đích là để nhà trường biết rõ nhằm có sự hỗ trợ phù hợp. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo sợ bị phân biệt đối xử nên đã giấu bệnh của con. Còn phụ huynh có con bình thường lại thẳng thừng yêu cầu nhà trường đổi chỗ ngồi hoặc tách các trẻ học hòa nhập ra để tránh ảnh hưởng con em mình.
 
Cô Nguyễn Thị Kim Liên, giáo viên Trường Tiểu học Đông Ba, quận Phú Nhuận, người có kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ học hòa nhập chia sẻ: “Giáo dục trẻ học hòa nhập không có nghĩa là “xếp chỗ” cho trẻ khuyết tật trong trường lớp phổ thông mà giáo viên cần biết được tâm sinh lý và trở ngại của các em ở đâu, năng khiếu và sở thích của các em là gì. Thậm chí, mình phải đi sâu vào góc khuất tâm lý của mỗi em để hiểu, từ đó mới có phương pháp giáo dục cho tốt”.
 
Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. Do đó, hàng năm, Bộ Giáo dục - Đào tạo đều chỉ đạo các sở giáo dục - đào tạo thống kê số trẻ khuyết tật trên địa bàn và lập kế hoạch tiếp nhận, huy động trẻ đi học. 
 

TPHCM hiện có 558 trường nhận trẻ học hòa nhập (144 Trường Mầm non, 275 trường tiểu học, 115 trường THCS và 24 trường THPT). Hàng năm, các trường này nhận và tổ chức dạy hòa nhập từ 2.000 – 3.000 HS.

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục