22 năm nay, cô giáo Siu H’Jel (53 tuổi) âm thầm gieo từng con chữ đến với những đứa trẻ sinh ra trong ngôi làng nghèo khổ cũng bởi sự kì thị của mọi người. Đó là làng Buk Blui, làng của nhiều người bị bệnh phong ở xã Iaka, huyện Chư Păh, Gia Lai.
Tình nguyện dạy chữ cho trẻ em làng phong
Chúng tôi tìm về làng Buk Blui. Tên làng là vậy nhưng ít người dân của xã Iaka lại gọi nó với cái tên này. Họ gọi với hai chữ đầy miệt thị “làng cùi” hay “phong hủi”, chỉ thế thôi cũng đủ nói lên được nỗi khổ của những con người sinh ra trong ngôi làng này và công việc phi thường của cô giáo Siu H’Jel.
Vào những năm 80 của thế kỉ trước, người dân các xã lân cận như Ianhim, Nghĩa Hưng… và ngay cả các làng khác của xã Iaka chỉ cần nhắc đến cái tên Buk Blui thôi là họ đã sợ. Dòng nước nào đã bị người làng Buk Blui uống phải là không ai dám uống nước ở đó nữa, mảnh đất nào có người làng Buk Blui làm là sẽ không ai dám bén mảng đặt chân đến và trẻ em của làng Buk Blui thì không được ngồi chung trường với trẻ em làng khác… Cùng sinh sống trên một mảnh đất nhưng làng Buk Blui thì bị cô lập giống như một ốc đảo, không ai dám đặt chân đến ngôi làng ấy. Trẻ em trong làng khao khát được học chữ nhưng không có giáo viên nào dám đến dạy, cha mẹ dắt con đến làng khác xin học thì bị họ xua đuổi không cho vào lớp vì sợ chúng mang bệnh đến cho con mình.
Làng Buk Blui lúc đó vừa đói cơm lại “khát” chữ. Cha cô giáo Siu H’jel ở làng Mrong Yồ, cũng từng bị bệnh phong nên cô rất hiểu nỗi khổ của căn bệnh và nỗi đau khi bị cộng đồng kỳ thị. Không cầm lòng trước cảnh những đứa trẻ nơi đây được cha mẹ dẫn đi học nhưng không ai nhận, năm 1988, cô giáo Siu H’jel đã gửi lại con trai cho mẹ chăm sóc và lặn lội đến ở hẳn trong làng, cùng dân làng phát rẫy trồng sắn chống cái đói và dạy cho các em trong làng những con chữ đầu tiên.
Thấy vậy cả làng nhảy lên vì vui sướng, họ chung tay dựng nhà sàn làm lớp, lên rừng chặt gỗ dựng nhà cho cô ở tạm. Bọn trẻ vui sướng vì từ nay chúng được đi học. Niềm vui đầu tiên đã đến với làng, không chỉ có những đứa trẻ con mà những cô gái, chàng trai đã có gia đình hay những người già cũng kéo nhau đến lớp của cô giáo H’ley để được học chữ, lớp học thì nhỏ nhưng thu hút đến 70 học sinh say sưa từng con chữ mà cô giáo H’Jel đã mang đến cho làng.
Thời gian đầu còn rất nhiều khó khăn, bởi người dân trong làng đang rất đói ăn, cả lớp chỉ chung nhau một quyển sách cũ nát. Thương học trò H’Jel cô lại đi khắp nơi trong xã để xin sách về cho học sinh của mình, thậm chí cô còn bán cả đồ đạc trong nhà để có tiền mua sách vở cho học sinh.
“Hồi đó gặp ai trong xã tôi cũng xin sách cả, gặp hiệu trưởng thì xin sách của hiệu trưởng, gặp giáo viên thì xin sách của giáo viên”, cô H’jel tâm sự.
Ngoài giờ học, cô Siu H’Jel luôn dạy học sinh tìm cách kiếm ăn cho dân làng. Cô còn xin hỗ trợ về thuốc, tài liệu hướng dẫn để dân làng tự chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mình. Dần dần căn bệnh phong quái ác bị ngăn chặn, những nụ cười tươi trẻ đã nở trên môi những người trong làng.
“Viên ngọc quý giá của làng”
Hơn 20 năm nay, cô Siu H’Jel vẫn miệt mài dạy chữ cho các em nhỏ ở làng phong Buk Blui. Lúc rảnh rỗi cô lại về thăm gia đình, thăm con trai, rồi trở lại làng. Cô đã trở thành một thành viên không thể thiếu của dân làng. Ngoài dạy chữ, cô còn dạy dân làng trồng cây lương thực, vận động chính quyền để được mở trường lớp cho các em, mời thêm các giáo viên ở nơi khác về dạy chữ.
Với dân làng Buk Blui, cô H’jel không chỉ là một vị ân nhân mà trên hết đó là một viên ngọc quý giá của làng. 22 năm qua, cô không hề nhận của dân làng bất kể cái gì. “Cô Siu H’Jel thương dân làng lắm, tốt lắm, chỉ giúp dân làng thôi chứ không nhận của làng cái gì cả”, anh Rơchâm Hnol, trưởng thôn nói.
22 năm, cống hiến và gắn bó với làng, nhiều thế hệ học sinh của cô H’Jel đã trưởng thành và lập gia đình, còn cô vẫn miệt mài dạy học cho những thế hệ kế tiếp của làng. Bây giờ làng đã thay đổi, đã có nhiều lớp học tình thương khang trang, có 5 giáo viên đến dạy với 70 học sinh của các lớp từ mẫu giáo đến lớp 4, cuộc sống của người dân đang khá lên từng ngày. Có được thành quả này công đầu phải kể đến cô giáo Siu H’Jel. Và khi chúng tôi thắc mắc “Suốt thời gian qua, cô dạy không công cho dân làng vậy cô lấy gì nuôi con? Nguyên nhân nào khiến nghị lực của cô có thể gắn bó với dân làng lâu vậy?”.
Người phụ nữ người J’rai cười hiền: :Dân làng ăn gì thì mình ăn cái đó, tôi có 3 sào ruộng cứ đến mùa là dân làng lại tập trung đến làm cỏ và thu hoạch cho. Và chỉ vì tình thương thôi, mình thương những đứa trẻ ở đây lắm”.
Nói đến đây giọng người đàn bà gầy gò, ốm yếu đã hy sinh hạnh phúc gia đình của mình để làm nên một kỳ tích cứu một làng phong khốn khổ đã từng bị lãng quên, lại chùng xuống: “Trẻ em nơi đây còn khổ lắm, chúng chưa từng được cầm một quyển sách mới, thậm chí bìa sách như thế nào chúng cũng không biết”.
Hóa ra, hơn 20 năm nay ở một ngôi làng tội nghiệp các em không chỉ bị kỳ thị chỉ vì sự thiếu hiểu biết của một số phận người, mà các em luôn chịu thiệt thòi ngay cả khi được đến trường. Chưa em nào biết đến mùi sách vở mới là gì, bút, đồ dùng học tập cũng thiếu thốn rất trầm trọng.
“Học sinh ở đây luôn thiếu thốn đủ thứ”, và mong ước một tương lai tốt đẹp hơn cho những đứa trẻ nơi đây, đó là thông điệp cuối cùng mà cô giáo Siu H’lel gửi khi chia tay chúng tôi.
Theo DanTri
Ngày 27-8, tại Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức ở ĐH Quốc gia TPHCM dưới sự chủ trì của GS-VS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Đại sứ Vương quốc Campuchia và Đại sứ CHDCND Lào, các đại biểu đã thống nhất và ký quyết định thành lập mạng lưới các trường đại học Đông Dương gồm Việt Nam - Lào - Campuchia (từ đề án Mạng lưới các trường đại học ASEAN - AUN), đồng thời thông qua quy chế tổ chức, cơ chế và nội dung hoạt động của mạng lưới. Trước tiên có 11 trường đại học tham gia mạng lưới này sẽ tăng cường trao đổi thông tin, học thuật, trao đổi sinh viên, giảng viên, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…
Ngày 27- 8, trong buổi họp báo chuẩn bị năm học mới 2010- 2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Phó Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Quý Thao khẳng định việc chuẩn bị cho năm học mới đã hoàn tất, bảo đảm đủ sách giáo khoa cho mọi học sinh ở các cấp học.
(HBĐT) - Khi nói đến giáo dục vùng cao Mai Châu, nhiều người thường nghĩ ngay đến nỗi gian khó của sự nghiệp này nơi 2 xã người Mông (Pà Cò, Hang Kia), là tình trạng đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu một thời( năm học 2006-2007, số lượng giáo viên còn có hạn chế trong chuyên môn chiếm tới 35%). Trong khi đó, cơ sở vật chất ở nhiều trường xa trung tâm chưa bảo đảm cho việc dạy và học; việc tiếp cận, cập nhật với cái mới của cả thầy và trò có hạn chế nhất định...
Kết thúc 2 ngày nộp hồ sơ nguyện vọng (NV) 2, nhiều trường bị “bội thực” hồ sơ đã đưa ra cảnh báo trước nguy cơ thí sinh tiếp tục bị rớt NV2 ngày càng cao. Nhiều trường bất ngờ với lượng hồ sơ thu được so với chỉ tiêu NV2.
Có những trang thiết bị không quá đắt nhưng ít người biết đó là nỗi khát khao bao nhiêu năm rồi của nhiều trường học tại ĐBSCL
Chỉ cách nhau một thời gian rất ngắn, liên tiếp 2 vụ án mạng gây hậu quả nghiêm trọng... Cả nạn nhân và hung thủ đã từng là vợ là chồng hay có các mối quan hệ tình cảm gắn bó qua nhiều năm. Nhưng cũng chỉ vì sự suy đồi trong lối sống đã dẫn đến những mâu thuẫn và kẻ thủ ác đã đang tâm phá vỡ đi chính hạnh phúc của gia đình mình…