Chiều qua, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo chuẩn bị khai giảng năm học mới 2010 - 2011.

 

Đủ sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT cho biết, đến nay về cơ bản công tác chuẩn bị cho năm học mới đã hoàn tất. “Bộ GD-ĐT đang tiếp tục rà soát việc triển khai thực hiện yêu cầu “3 đủ” với học sinh: đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở trong việc phối hợp thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Bộ cũng sẽ tiếp tục tổ chức khảo sát về tác động của game online tại 63 tỉnh thành trong cả nước”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết.

Lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục cũng cho hay, khoảng 80 triệu bộ sách giáo khoa (SGK) từ cấp tiểu học đến THPT đã được phát hành đến tay học sinh cả nước trong năm học này. Về cơ bản, SGK năm học 2010 - 2011 không thay đổi về nội dung và giá cả so với năm học trước, riêng sách bổ trợ môn tiếng Anh học sinh cấp 2 do có chỉnh lý và tăng trang nên có thay đổi giá chút ít nhưng không đáng kể.

Cũng theo thông tin từ Nhà xuất bản Giáo dục, đến thời điểm này có thể khẳng định tất cả học sinh đều có đủ sách bước vào năm học mới. Năm nay, theo thống kê, trên 40% học sinh cả nước mua SGK mới, còn lại gần 50% học sinh dùng sách cũ với giá rẻ. Điểm nổi bật của năm học này là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đã tổ chức phát hành 16 cuốn sách giáo dục kỹ năng sống, nhằm giáo dục toàn diện cho HS-SV.

Học ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3: Mới chỉ thí điểm!

Điều mà xã hội đang quan ngại là vấn đề quá tải ở cấp tiểu học. Giải đáp băn khoăn này, bà Trần Thị Thắm (Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT) cho biết, trước đây tình trạng quá tải chủ yếu xảy ra ở những vùng khó khăn, do cả nước dùng chung một bộ SGK tiểu học.

“Tuy nhiên, tình trạng này đến nay đã được khắc phục do bộ ban hành chuẩn kiến thức kỹ năng tiểu học. Căn cứ vào chuẩn này, các địa phương linh hoạt trong việc giảng dạy. Vì thế không còn chuyện quá tải ở tiểu học”, bà Thắm nói.

Năm học mới này cũng là năm đầu tiên triển khai đề án dạy học ngoại ngữ, theo đó học sinh tiểu học sẽ học ngoại ngữ bắt buộc ngay từ lớp 3. Đề án đề ra mục tiêu ngay từ năm học 2010 – 2011 triển khai dạy và học ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016; 100% vào năm 2018 - 2019. 

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho hay, năm học này chỉ tiến hành thí điểm chương trình dạy tiếng Anh tiểu học, chưa triển khai đại trà. “Chúng tôi cần chuẩn bị thật kỹ để triển khai đề án này hiệu quả”, bà Trần Thị Thắm cho biết.

Một điều được báo chí tập trung chất vấn là tuy năm học mới đã cận kề nhưng đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT mới đang triển khai tập huấn cho giáo viên tham gia thí điểm đề án. Nhiều giáo viên đã tỏ ra rất lúng túng. Dư luận cho rằng Bộ GD-ĐT chậm chạp trong việc triển khai đề án, thậm chí phải chờ tài trợ mới có tiền tập huấn giáo viên.

Trước dư luận này, bà Thắm khẳng định đúng là việc triển khai đề án hơi muộn. Tuy nhiên, việc tập huấn giáo viên chậm không phải do nguồn tài trợ mà do phải đợi tài liệu. “Tuy muộn nhưng chúng tôi cam kết không để ảnh hưởng đến chất lượng thí điểm dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học”, bà Thắm nhấn mạnh.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, năm học này ngoài việc tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, ngành sẽ triển khai nhiều chương trình để giáo dục kỹ năng sống cho HS-SV.

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đến nay, toàn bộ SGK đã được chuyển đến các trường để chuẩn bị năm học mới
Năm học 2010-2011, giáo dục phổ thông có 15.210.000 học sinh
Không có hình ảnh

Lo thiếu nguồn tuyển, trường tung 'chiêu' hút thí sinh

Học bổng cao, cơ hội kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường…là "chiêu" được không ít trường ĐH, CĐ khu vực phía Nam tung ra để hút thí sinh tham gia xét tuyển NV2.

Thành lập mạng lưới các trường đại học Đông Dương

Ngày 27-8, tại Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức ở ĐH Quốc gia TPHCM dưới sự chủ trì của GS-VS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Đại sứ Vương quốc Campuchia và Đại sứ CHDCND Lào, các đại biểu đã thống nhất và ký quyết định thành lập mạng lưới các trường đại học Đông Dương gồm Việt Nam - Lào - Campuchia (từ đề án Mạng lưới các trường đại học ASEAN - AUN), đồng thời thông qua quy chế tổ chức, cơ chế và nội dung hoạt động của mạng lưới. Trước tiên có 11 trường đại học tham gia mạng lưới này sẽ tăng cường trao đổi thông tin, học thuật, trao đổi sinh viên, giảng viên, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…

Bảo đảm đủ sách giáo khoa cho học sinh

Ngày 27- 8, trong buổi họp báo chuẩn bị năm học mới 2010- 2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Phó Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Quý Thao khẳng định việc chuẩn bị cho năm học mới đã hoàn tất, bảo đảm đủ sách giáo khoa cho mọi học sinh ở các cấp học.

Giáo dục huyện Mai Châu: Vươn lên trong thế khó nơi vùng cao

(HBĐT) - Khi nói đến giáo dục vùng cao Mai Châu, nhiều người thường nghĩ ngay đến nỗi gian khó của sự nghiệp này nơi 2 xã người Mông (Pà Cò, Hang Kia), là tình trạng đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu một thời( năm học 2006-2007, số lượng giáo viên còn có hạn chế trong chuyên môn chiếm tới 35%). Trong khi đó, cơ sở vật chất ở nhiều trường xa trung tâm chưa bảo đảm cho việc dạy và học; việc tiếp cận, cập nhật với cái mới của cả thầy và trò có hạn chế nhất định...

Sau 2 ngày nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2, thí sinh cần cân nhắc ngành học

Kết thúc 2 ngày nộp hồ sơ nguyện vọng (NV) 2, nhiều trường bị “bội thực” hồ sơ đã đưa ra cảnh báo trước nguy cơ thí sinh tiếp tục bị rớt NV2 ngày càng cao. Nhiều trường bất ngờ với lượng hồ sơ thu được so với chỉ tiêu NV2.

Thiếu thiết bị, phải dạy chay

Có những trang thiết bị không quá đắt nhưng ít người biết đó là nỗi khát khao bao nhiêu năm rồi của nhiều trường học tại ĐBSCL

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục