Các trường ĐH, CĐ còn gần 110.000 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2, trong đó bậc ĐH khoảng 70.000 chỉ tiêu. Những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng có điểm thi đạt từ điểm sàn trở lên vẫn có nhiều cơ hội vào ĐH, CĐ
Ngày hội xét tuyển nguyện vọng (NV) 2 “Mở lối tương lai” do Báo Người Lao Động phối hợp với Đài Truyền hình TPHCM tổ chức sáng 28-8 tại Cung Văn hóa Lao động TP (truyền hình trực tiếp trên kênh HTV4) đã thu hút đông đảo phụ huynh và thí sinh (TS) tham gia. Nhiều vấn đề quan tâm của TS và phụ huynh đã được các thành viên trong Ban Tư vấn giải đáp.
Phải sáng suốt lựa chọn
Theo ông Đỗ Hữu Tuyết, Phó vụ trưởng - Phó Giám đốc Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, khách mời tham gia ngày hội, hiện các trường đã công bố điểm chuẩn NV1 và công bố chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển NV2.
Với mức điểm sàn như Bộ GD-ĐT đã công bố - ĐH 13 (khối A và D), 14 (khối B và C); CĐ 10 (khối A), 11 (khối B, C, D) - có rất nhiều TS không trúng tuyển NV1 nhưng đủ điều kiện xét tuyển NV2 và 3. Ông Tuyết cho rằng vấn đề đặt ra là TS phải có sự lựa chọn sáng suốt để vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Thường trực Ban Chỉ đạo Tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 Bộ GD-ĐT - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, thành viên Ban Tư vấn, cho biết có khoảng 200.000 TS thi ĐH và 170.000 TS thi CĐ trúng tuyển NV1.
Theo tiến sĩ Nghĩa, hiện các trường ĐH, CĐ vẫn còn gần 110.000 chỉ tiêu xét tuyển NV2, trong đó, bậc ĐH còn khoảng 70.000 chỉ tiêu, CĐ khoảng 40.000 chỉ tiêu. Với số lượng này, những TS không trúng tuyển NV 1 nhưng có điểm thi đạt từ điểm sàn trở lên vẫn có nhiều cơ hội vào ĐH, CĐ.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Bàng, cho biết chỉ tiêu xét NV2 của trường rất cao, TS đủ điểm sàn vẫn có cơ hội trúng tuyển tại trường.
Một TS ở Trường THPT Lê Quý Đôn - TPHCM băn khoăn: “Em thi ĐH chỉ đạt 13 điểm, không trúng NV1. Với số điểm này, em có thể đăng ký NV2 vào trường nào?”. Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa giải đáp: “TS vừa đủ điểm sàn khối A, D nếu thi khối B, C thì không đủ điểm sàn.
Các thành viên ban tư vấn giải đáp thắc mắc của thí sinh tại ngày hội. Ảnh: Xuân Thảo
Giả sử em thi khối A thì vẫn còn nhiều chỉ tiêu NV2 nhưng cần xác định mình đang thi rớt nên phải lựa chọn kỹ. Trên nguyên tắc, TS có thể chọn bất kỳ trường nào thông báo xét NV2 nhưng để có cơ hội trúng tuyển thì phải có điểm cao hơn. Em có mức điểm 13 nên vào ĐH không tổ chức thi mới có cơ hội vì hầu như toàn bộ chỉ tiêu các trường không thi dành để xét tuyển NV2”.
Một TS khác thắc mắc em thi ĐH đạt 13,5 điểm, muốn đăng ký NV2 vào trường tài chính - ngân hàng có được không. Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hà, Trưởng Khoa Điện - Điện tử Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp TPHCM, cho rằng với 13,5 điểm, muốn vào trường tài chính - ngân hàng là rất khó bởi ngành này có nhiều TS nộp hồ sơ xét NV2 mà chỉ tiêu lại có hạn. Các năm trước, ngành này lấy điểm từ 13,5 trở lên.
Giúp thí sinh lựa chọn tốt nhất
Đại diện đơn vị tổ chức ngày hội xét tuyển NV2 “Mở lối tương lai” - ông Đỗ Danh Phương, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, cho biết ngày hội này là chương trình tiếp theo mà báo thực hiện thời gian qua trong chủ đề Đưa trường học đến thí sinh.
“Đây là chương trình quan trọng vì sau 12 năm đèn sách, các em đứng trước ngưỡng cửa ĐH, CĐ và điều đó quyết định cuộc đời, tương lai của các em. Sự góp mặt của các thầy cô trong Ban Tư vấn sẽ giúp các thí sinh có sự lựa chọn tốt nhất” - ông Đỗ Danh Phương khẳng định. |
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, TS nộp hồ sơ xét tuyển NV2 không phụ thuộc sớm hay trễ, vấn đề là cần nộp đúng nơi, đúng chỗ. Thời gian kết thúc nhận hồ sơ đến 19 giờ ngày 10-9 nên TS cứ bình tĩnh vì càng về sau càng có nhiều thông tin.
Dưới điểm sàn: Chưa hết cơ hội
Theo nhiều thành viên Ban Tư vấn, TS không đủ điểm sàn vẫn có nhiều sự lựa chọn khác, như: học tại các trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp hay học các chương trình liên kết quốc tế không bị giới hạn bởi điểm sàn.
Tiến sĩ Đỗ Sỹ Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, khẳng định: “Nếu không đủ điểm sàn ĐH, TS học CĐ rồi liên thông lên ĐH trong tình hình hiện nay không có gì trở ngại. Sinh viên được đào tạo theo tín chỉ nên khi đăng ký môn học, nếu trùng với môn của bậc ĐH thì sinh viên CĐ học chung với sinh viên ĐH. Điều này tạo thuận lợi để sinh viên học liên thông. Hiện nay, nhiều sinh viên còn học liên thông theo chương trình liên kết quốc tế”.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM, cũng cho rằng con đường học liên thông hiện rất dễ dàng. Tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, nhiều sinh viên học xong bậc CĐ ngành công nghệ thông tin đã liên thông lên ĐH. Trong đó, nhiều người nay đã là thạc sĩ, tiến sĩ. Nhiều sinh viên học liên thông là lập trình viên còn được trường giữ lại
Theo NLĐ
Tại cuộc họp báo về việc chuẩn bị cho năm học mới do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều nay 27/8, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết năm học 2010 - 2011 chỉ thực hiện dạy tiếng Anh thí điểm ở một số trường tiểu học.
Học bổng cao, cơ hội kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường…là "chiêu" được không ít trường ĐH, CĐ khu vực phía Nam tung ra để hút thí sinh tham gia xét tuyển NV2.
Ngày 27-8, tại Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức ở ĐH Quốc gia TPHCM dưới sự chủ trì của GS-VS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Đại sứ Vương quốc Campuchia và Đại sứ CHDCND Lào, các đại biểu đã thống nhất và ký quyết định thành lập mạng lưới các trường đại học Đông Dương gồm Việt Nam - Lào - Campuchia (từ đề án Mạng lưới các trường đại học ASEAN - AUN), đồng thời thông qua quy chế tổ chức, cơ chế và nội dung hoạt động của mạng lưới. Trước tiên có 11 trường đại học tham gia mạng lưới này sẽ tăng cường trao đổi thông tin, học thuật, trao đổi sinh viên, giảng viên, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…
Ngày 27- 8, trong buổi họp báo chuẩn bị năm học mới 2010- 2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Phó Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Quý Thao khẳng định việc chuẩn bị cho năm học mới đã hoàn tất, bảo đảm đủ sách giáo khoa cho mọi học sinh ở các cấp học.
(HBĐT) - Khi nói đến giáo dục vùng cao Mai Châu, nhiều người thường nghĩ ngay đến nỗi gian khó của sự nghiệp này nơi 2 xã người Mông (Pà Cò, Hang Kia), là tình trạng đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu một thời( năm học 2006-2007, số lượng giáo viên còn có hạn chế trong chuyên môn chiếm tới 35%). Trong khi đó, cơ sở vật chất ở nhiều trường xa trung tâm chưa bảo đảm cho việc dạy và học; việc tiếp cận, cập nhật với cái mới của cả thầy và trò có hạn chế nhất định...
Kết thúc 2 ngày nộp hồ sơ nguyện vọng (NV) 2, nhiều trường bị “bội thực” hồ sơ đã đưa ra cảnh báo trước nguy cơ thí sinh tiếp tục bị rớt NV2 ngày càng cao. Nhiều trường bất ngờ với lượng hồ sơ thu được so với chỉ tiêu NV2.