Ngày 28/8, trong chương trình truyền hình trực tiếp Tư vấn xét tuyển NV2 vào ĐH-CĐ do Báo Thanh Niên phối hợp với VTV9 tổ chức, các chuyên gia tư vấn đã chỉ ra những ngành dễ trúng tuyển.

Chỉ cần nắm chắc thông tin

Ngay đầu chương trình, nhiều TS đã nóng lòng muốn biết tình hình xét tuyển NV2 tại các trường đến thời điểm này ra sao. Tiến sĩ Huỳnh Thanh Hùng - Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm TP.HCM thông tin: Năm nay trường dành 1.500 chỉ tiêu xét NV2 bậc ĐH và 400 chỉ tiêu bậc CĐ. Các ngành như: Cơ khí nông lâm, Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm, Chế biến lâm sản... điểm trúng tuyển hằng năm chênh lệch từ nửa điểm đến 1 điểm so với điểm sàn; ngành Chăn nuôi, Công nghệ thông tin có thể cao hơn 2 điểm. Những ngành này, sau khi tốt nghiệp, thường các em có việc làm ngay.

Báo Thanh Niên chân thành cảm ơn Ban giám đốc kênh VTV9 - Đài truyền hình VN, VNPT TP.HCM, Ban giám hiệu trường ĐH Lạc Hồng đã phối hợp tổ chức thành công chương trình truyền hình trực tiếp Cơ hội xét tuyển NV2. Trong ảnh: Tình nguyện viên trường ĐH Lạc Hồng hỗ trợ việc tiếp nhận gần 1.000 cuộc gọi qua 4 buổi diễn ra chương trình.

Ông Trịnh Hữu Chung - Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên trường ĐH quốc tế Hồng Bàng khẳng định: "TS chỉ cần trên điểm sàn 0,5 hoặc 1 điểm là có cơ hội đậu vào trường. Hiện nay các ngành: Tài chính ngân hàng, Kiến trúc, Mỹ thuật, Điều dưỡng... TS tập trung rất đông. Trong khi đó, khối T thuộc nhóm ngành thể thao, võ thuật như: bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, võ thuật Việt Nam... chỉ lấy 13 điểm (điểm năng khiếu hệ số 2), lại đang có nguy cơ thiếu nhiều. Do đó, cơ hội đỗ những ngành này rất cao".

Trước thực tế lượng TS ào ạt nộp hồ sơ vào khối ngành Kinh tế, thạc sĩ Nguyễn Hồng Trang, Thường trực Hội đồng tuyển sinh trường CĐ Viễn Đông đưa ra lời khuyên: "Bạn học ngành gì cũng đều có cơ hội làm việc với mức lương cao, chỉ có điều bạn phải thật giỏi trong lĩnh vực đó. Ngay như với ngành Cơ khí của trường, hiện nhận được rất ít hồ sơ nhưng đây là ngành được trường đầu tư nhiều trong khâu thực hành". Tình hình tương tự ở các trường ĐH-CĐ xét tuyển NV2 khối ngành Kỹ thuật công nghệ. Cho đến thời điểm hiện nay, số lượng hồ sơ nộp xét tuyển NV2 vào những ngành kỹ thuật khá thấp.

Thời gian xét tuyển NV2 đã đi qua 1/3 chặng đường. Thạc sĩ Lâm Thành Hiển - Phó hiệu trưởng trường ĐH Lạc Hồng nhấn mạnh, mọi cơ hội đều đang ở rất gần với mỗi TS. Chỉ cần TS đó nắm chắc thông tin (chỉ tiêu các ngành), biết rõ khả năng của bản thân mình (điểm số), tận dụng mọi lợi thế (điểm ưu tiên, điều 33 Quy chế tuyển sinh), không chê những ngành học có vẻ kém hấp dẫn... thì bạn đã cầm chắc trong tay chiếc vé vào cổng trường ĐH-CĐ.

Những con đường khác

Nói về cơ hội học tập của TS, thạc sĩ Hà Thị Thanh Thanh - Hiệu trưởng trường Trung cấp Tin học - Kinh tế Sài Gòn đưa ra một lựa chọn: "Ngay cả với những TS không đạt điểm sàn trong kỳ thi ĐH-CĐ thì các em vẫn có cơ hội lấy bằng ĐH. Đó là nộp hồ sơ vào các trường trung cấp, sau đó học tiếp lên CĐ-ĐH". Tiến sĩ Huỳnh Thanh Hùng - Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng khẳng định: "Bằng cấp liên thông từ CĐ lên ĐH hay từ trung cấp lên ĐH là chính quy, không khác gì so với bằng của những TS thi đỗ trực tiếp vào ĐH-CĐ".

Ngoài ra, TS cũng có thể lấy bằng quốc tế ngay tại Việt Nam. Theo tiến sĩ Vũ Hải Quân - Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, các SV theo học ở trung tâm sau 2 năm nếu có điều kiện về tài chính và thỏa mãn yêu cầu tiếng Anh thì có thể chuyển tiếp sang các trường ĐH này để hoàn thành 2 năm cuối.

Tiến sĩ Nguyễn Thế Bảo - Hiệu trưởng trường CĐ nghề Việt Mỹ cũng cho hay, năm nay trường có 3 chương trình liên kết quốc tế. Những văn bằng này có thể liên thông lên các trường ĐH Mỹ để lấy bằng cử nhân sau 2 năm.         

                                                                            Theo Báo Thanhnien      

Các tin khác

Trường tiểu học xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi được xây dựng từ nguồn vốn kiên cố hóa trường lớp học tạo điều kiện học tập tốt cho học sinh
GS Ngô Bảo Châu
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cô giáo nghèo 22 năm gieo chữ cho làng phong

22 năm nay, cô giáo Siu H’Jel (53 tuổi) âm thầm gieo từng con chữ đến với những đứa trẻ sinh ra trong ngôi làng nghèo khổ cũng bởi sự kì thị của mọi người. Đó là làng Buk Blui, làng của nhiều người bị bệnh phong ở xã Iaka, huyện Chư Păh, Gia Lai.

Ngành GD-ĐT phát hành gần 3,7 triệu bản sách phục vụ năm học mới 2010 - 2011

(HBĐT) - Theo thông tin từ Sở GD-ĐT, năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 713 trường MN, TH, PTCS, THPT, TTGDTX , với tổng số gần 18,6 vạn học sinh. Đến nay, ngành đã phát hành gần 3,7 triệu bản sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy tới các trường trên địa bàn tỉnh.

Gần 21,8 triệu HS-SV vào năm học mới

Chiều 27-8 tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo giới thiệu năm học mới 2010-2011. Theo Bộ GD-ĐT, năm học 2010 – 2011, giáo dục mầm non có 3.642.800 học sinh (HS), giáo dục phổ thông có 15.210.000 HS. Hệ trung cấp chuyên nghiệp có 820.000 HS, hệ cao đẳng có 700.000 sinh viên (SV) và cả nước có khoảng 1,5 triệu SV đại học.

Năm học 2010 - 2011: Chưa triển khai dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học

Tại cuộc họp báo về việc chuẩn bị cho năm học mới do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều nay 27/8, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết năm học 2010 - 2011 chỉ thực hiện dạy tiếng Anh thí điểm ở một số trường tiểu học.

Lo thiếu nguồn tuyển, trường tung 'chiêu' hút thí sinh

Học bổng cao, cơ hội kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường…là "chiêu" được không ít trường ĐH, CĐ khu vực phía Nam tung ra để hút thí sinh tham gia xét tuyển NV2.

Thành lập mạng lưới các trường đại học Đông Dương

Ngày 27-8, tại Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức ở ĐH Quốc gia TPHCM dưới sự chủ trì của GS-VS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Đại sứ Vương quốc Campuchia và Đại sứ CHDCND Lào, các đại biểu đã thống nhất và ký quyết định thành lập mạng lưới các trường đại học Đông Dương gồm Việt Nam - Lào - Campuchia (từ đề án Mạng lưới các trường đại học ASEAN - AUN), đồng thời thông qua quy chế tổ chức, cơ chế và nội dung hoạt động của mạng lưới. Trước tiên có 11 trường đại học tham gia mạng lưới này sẽ tăng cường trao đổi thông tin, học thuật, trao đổi sinh viên, giảng viên, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục