Năm học 2010-201, ngành giáo dục bắt đầu triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học. Theo đó, có 18 tỉnh, thành phố sẽ triển khai thí điểm chương trình này. Tuy nhiên, đến thời điểm này vấn đề giáo trình, giáo viên, cơ sở vật chất vẫn còn loay hoay tìm giải pháp.

Ngày 11/9, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học năm học 2010-2011. Mục tiêu chương trình đặt ra là kết thúc cấp tiểu học, học sinh sẽ đạt trình độ A1.3, tương đương trình độ Movers của Cambridge ESOL. Theo PGS Nguyễn Lộc, Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, trước mắt, sẽ cần khoảng 1.700-2.000 giáo viên (GV), các năm tiếp theo mỗi năm cần khoảng 2.000 GV.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, từ năm học này sẽ thực hiện thí điểm chương trình tiếng Anh 10 năm và dạy đại trà trong các trường tiểu học ngay năm sau. Bộ GD-ĐT đã xây dựng bộ tài liệu dạy học tiếng Anh và hướng dẫn thực hiện chương trình. GV sử dụng bộ tài liệu do Bộ GD-ĐT hướng dẫn và thực hiện theo phân phối chương trình của Bộ để thiết kế và triển khai giảng dạy.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Hiển cho hay, GV có thể sử dụng các loại tài liệu tiếng Anh đã dạy có kết quả ở địa phương để thiết kế và triển khai bài dạy với điều kiện phải đảm bảo được các mục tiêu của chương trình tiếng Anh tiểu học và chất lượng của học sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương với cấp độ A1 của khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ. Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình.
 
Từ năm học này sẽ thực hiện thí điểm chương trình tiếng Anh 10 năm trong các trường tiểu học.

Giáo viên, phòng học chưa đạt yêu cầu

Qua kiểm tra, trong số 147 GV được khảo sát chỉ có 28 người đạt được 550 TOEFL; 88 người đạt trên 400 TOEFL. Mặc dù theo quy định, để đủ điều kiện tham gia thí điểm, GV cần có chứng chỉ TOEFL 550.

Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD-ĐT, cho hay trước mắt, GV chưa đạt điểm TOFEL như yêu cầu vẫn được tham gia dạy nhưng một năm sau phải đạt theo quy định. Còn Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, năm nay sẽ tạm chấp nhận những GV đạt từ 400 điểm TOEFL.

Tuy nhiên, với yêu cầu mà Bộ đặt ra cho GV đạt chuẩn TOEFL 550/IELTS 6.0 vào cuối năm học 2010-2011 nhiều địa phương kêu trời quá cao so với thực tế. Theo bà Võ Thị Lan, hiệu trưởng Trường tiểu học Đằng Giang, thành phố Hải Phòng: “Điều kiện để được giảng dạy tiếng Anh tiểu học là giáo viên phải có trình độ cao đẳng sư phạm tiếng Anh trở lên, điểm TOEFL 550 trở lên hoặc IELTS 6.0. Đây là tiêu chuẩn vô cùng khó, nhất là trong hoàn cảnh các trường không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh mà chỉ ký hợp đồng".
 
"Do vậy, cần phải có cơ chế để giáo viên tiếng Anh được vào biên chế, nếu không sẽ quá thiệt thòi cho họ" - bà Lan đề nghị.

Tuyển được GV giỏi đã khó nhưng có được cơ sở vật chất, phòng học đạt tiêu chuẩn còn khó hơn. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, hoạt động dạy học phải được tổ chức thông qua môi trường giao tiếp đa dạng, phong phú với các hoạt động tương tác như vẽ tranh, kể chuyện, câu đố. Trong quá trình dạy học, cần sử dụng đồng bộ các tài liệu và phương tiện dạy học như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị nghe nhìn...

Tại hội nghị, nhiều địa biểu cho biết, cơ sở vật chất còn quá thiếu, không đáp ứng được yêu cầu mà Bộ đề ra. Bà Nguyễn Thị Minh Tâm - hiệu trưởng Trường tiểu học Phả Lại 2, thị xã Chí Linh, Hải Dương cho rằng, để dạy chương trình tiếng Anh đạt kết quả cao nhất, phải có phòng nghe nói riêng, nhưng hiện tại, nhà trường dù đã cố gắng nỗ lực rất lớn nhưng đến nay, phòng này vẫn chưa có. Hiện tại, trường cũng có phòng riêng dạy tiếng Anh nhưng chỉ với các điều kiện trang thiết bị tối thiểu nhất.
 
Trước những kiến nghị trên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ sẽ có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho đội ngũ GV tham gia, tuy nhiên, GV phải dựa vào việc tự học để nâng cao trình độ là chính. Các địa phương cần bắt đầu xây dựng lộ trình đào tạo GV. Về kinh phí, chương trình này nằm trong chương trình giáo dục quốc gia nên sắp tới, các trường được thí điểm sẽ có kinh phí phục vụ triển khai chương trình.
 
                                                                                        Theo Dantri

Các tin khác

Qua học nghề, người nghèo xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc đã tạo ra các sản phẩm phong phú từ tre, luồng – nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
Năm học 2010 - 2011 sẽ áp dụng Quy tắc ứng sử tại các nhà trường. Ảnh T.L
Năm học 2010 - 2011 , xã Phú Lương, huyện Lạc Sơn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học
Nhờ triển khai chương trình XDGN, nhiều hộ nghèo huyện Đà Bắc đã được đào tạo nghề, tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập

Phú Yên: Cấp phép dạy thêm cho giáo viên đủ tiêu chuẩn

Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên vừa ban hành văn bản hướng dẫn về việc cấp giấy phép dạy thêm năm học 2010-2011 cho các giáo viên. Theo đó, các tổ chức, cá nhân hội đủ các điều kiện quy định của Bộ GD-ĐT sẽ được cấp phép dạy thêm.

Trường TCCN phải công bố chuẩn đầu ra sau HK I năm học 2010-2011

Đến hết học kỳ I năm học 2010-2011 tất cả các cơ sở đào tạo TCCN phải công bố chuẩn đầu ra đối với từng ngành đào tạo. Đó là yêu cầu trong hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo TCCN của Bộ GD&ĐT.

Choáng với tiền trường

Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, dù chưa tổ chức đại hội hội phụ huynh đầu năm học nhưng nhiều trường đã buộc học sinh nộp nhiều khoản vô lý, thậm chí đình chỉ học vì chậm nộp

Bao giờ giáo viên sống được với nghề?

Với đơn vị tính lương tối thiểu mới (730.000 đồng), cộng với phụ cấp đứng lớp, trung bình là 30-35%, một giáo viên mới ra trường hệ cao đẳng dạy THCS, nhận được mức lương chưa đầy 2 triệu đồng mỗi tháng

Tập trung đầu tư cho giáo dục mầm non

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình GDMN mới; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia... Đó là một số nội dung trọng tâm mà ngành GD-ĐT tỉnh ta tập trung thực hiện trong năm học 2010 – 2011 đối với công tác giáo dục mầm non.

“Thi đua là động lực giúp tôi vượt qua khó khăn”

(HBĐT) - Đạt giải nhất tại hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc năm 2009, được Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Trung ương Đoàn TNCSHCM tặng bằng khen; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo và Hội dạy nghề Việt Nam tặng thưởng... là một trong số rất nhiều những thành tích mà chàng trai trẻ Hoàng Tiến Đạt - giảng viên Khoa Cơ khí động lực, trường Cao đẳng Nghề Hoà Bình đã đạt được.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục