Niềm vui của thầy và trò trường THCS Hữu Nghị TP Hòa Bình nhân dịp khai giảng năm học mới 2010 -2011

Niềm vui của thầy và trò trường THCS Hữu Nghị TP Hòa Bình nhân dịp khai giảng năm học mới 2010 -2011

(HBĐT) - Tháng đầu tiên của năm học mới 2010-2011 đã trôi qua, trường, lớp của các cấp học, bậc học đã ổn định và đi vào nề nếp. Nhưng chuyện đóng góp cho con trẻ đến trường vẫn đang là đề tài nóng hổi không chỉ với riêng các bậc phụ huynh mà còn được dư luận hết sức quan tâm, bởi không ít gia đình lao đao, khốn đốn từ các khoán đóng góp ngoài quy định trong những ngày đầu năm học.

 

Một trong những mục tiêu của xã hội hoá giáo dục là huy động sự quan tâm đóng góp, hỗ trợ của toàn xã hội, trong đó có cha mẹ học sinh nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, sinh hoạt của các em học sinh tại nhà trường. Rõ ràng đây không phải là những khoản thu bắt buộc, nghĩa là riêng đối cha mẹ học sinh có thể đóng góp theo khả năng trên tinh thần tự nguyện. Liệt kê các khoản đóng góp quả là chóng mặt, chỉ xem qua bảng thông báo công khai tại một số trường mầm non ở thành phố Hòa Bình đã thấy danh mục dài dằng dặc, nào là: Quỹ hội, bảo hiểm, quỹ khen thưởng, quỹ bảo vệ, điện nước, phụ phí lao công, đồ chơi, hỗ trợ lương giáo viên, nâng cấp cơ sở vật chất… tính sơ sơ cũng trên dưới 1 triệu đồng. Chưa hết, có trường còn thêm các khoản sửa tường, mua đầu video, quỹ lớp. Nhiều trường không mấy quan tâm, chia sẻ với hoàn cảnh của không ít cha mẹ học sinh đã tiến hành thu tiền ăn “trọn gói” cả 9 tháng với số tiền ngót nghét 1,5 triệu đồng khiến các bậc phụ huynh mặc sức xoay sở để lo cho chuyện ăn, việc học của con em mình. Không ít trường còn tự đặt ra chế độ ưu tiên cho riêng học sinh là con của cán bộ, giáo viên nhà trường, với lời giải thích “Làm nghề nào ăn nghề đấy”.

 

Tại văn bản số 698/UBND-GD&ĐT ngày 12/9/2010 của UBND thành phố Hòa Bình “Về việc thực hiện quản lý các khoản thu, chi thoả thuận trong trường học” yêu cầu các trường trên địa bàn thành phố chấp hành nghiêm túc Công văn số 1120/STS-TCHCSN ngày 12/6/2008 của Sở Tài chính về việc không thu phí dự thi, dự tuyển, tiền đóng góp xây dựng trường từ năm học 2008-2009”, nhưng các trường đều có mục thu tiền nâng cấp cơ sở vật chất, với mức 100.000 đồng đối với học sinh cũ, 200.000 đồng đối với học sinh mới. Các khoản thu này được các trường giải thích là đã được sự thoả thuận với Hội cha mẹ học sinh, được trao đổi thảo luận công khai tại cuộc họp đầu năm học, tất cả đều đồng tình ủng hộ và tự nguyện không chỉ bằng biểu quyết mà có hẳn nghị quyết giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh rất đầy đủ, rõ ràng.

 

Không ít vị phụ huynh điều kiện kinh tế eo hẹp tâm sự “Khi nghe nhà trường thông báo các khoản thu đầu năm học mới, thực lòng bề ngoài vẫn cố tươi cười hớn hở, nhưng trong lòng thì sót như bị xát muối. Lo tiền ăn học cho con đã là một chuyện, bất bình ấm ức mà chẳng biết kêu đâu cho thấu, chẳng biết bộc bạch với ai để được cùng chia xẻ. “Qua sông thì phải lụy đò”, ai dám phản ứng nếu muốn con em mình được đến trường, đến lớp cho bằng bạn, bằng người”.

 

Đã đến lúc “cái lý” trong việc giải thích của các trường về các khoản thu ngoài quy định bằng sự “thoả thuận, tự nguyện” của Hội cha mẹ học sinh cần phải được các cấp, các ngành, nhất là ngành chủ quản xem xét kỹ lưỡng, thoả đáng để việc đóng góp đầu năm học thực sự dân chủ, công bằng, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa gia đình, nhà trường, xã hội.

 

                                                                            Đức Phượng

 

Các tin khác

Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV3 tại Trường ĐHDL kỹ thuật công nghệ TPHCM
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Gánh nặng 5 kg trên vai học trò nhỏ

Đặt thử chiếc cặp của con lên bàn cân, nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học hoàn toàn bất ngờ và lo lắng khi biết mỗi ngày, các bé phải vác trên đôi vai nhỏ từ 4 kg đến 5 kg.

Đà Bắc: Sức bật mới từ đội ngũ cán bộ, giáo viên

(HBĐT) - Kết thúc năm học 2009-2010, trường mầm non Hoa Mai, huyện Đà Bắc được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, xếp thứ nhất ngành học mầm non của tỉnh. Phần thưởng đó là sự ghi nhận, động viên, khích lệ không chỉ riêng đối với ngành học mầm non, mà còn có ý nghĩa lớn đối với cả ngành GD-ĐT huyện Đà Bắc.

Trường tiểu học thị trấn Chi Nê: Xứng danh trường chuẩn Quốc gia

(HBĐT) - Trường tiểu học thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy được tách ra từ trường PTCS Lạc Long năm 1995. Từ đó đến nay, tập thể nhà trường luôn cố gắng, nỗ lực thực hiện toàn diện các phong trào thi đua. Năm học 2009 – 2010, trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ I; trường học văn hoá giai đoạn 2005 – 2010 và là một trong 15 tập thể tiêu biểu xuất sắc của ngành Giáo dục Hoà Bình giai đoạn 2006 – 2010.

Mở rộng đối tượng vay tín dụng đào tạo

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo điều chỉnh việc cho vay đối với học sinh - sinh viên thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay thấp hơn mức cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo vay

Phát ngộp vì ngoại khóa

Cùng với việc dạy chữ, các chương trình ngoại khóa, các tiết học ngoài giờ là những hoạt động cần thiết, không thể thiếu trong nhà trường. Các chương trình này vốn được xây dựng để làm phong phú và sinh động thêm cho hoạt động học đường, góp phần giáo dục toàn diện học sinh.

Học ngoại ngữ nhưng không giao tiếp được

Học tiếng Anh ở trường phổ thông (PT) xong nhưng khi vào ĐH, nhiều sinh viên (SV) không thể lấy chứng chỉ A sau 2 năm đầu, thậm chí còn phải đến các trung tâm ngoại ngữ học lại từ đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục