Đặt thử chiếc cặp của con lên bàn cân, nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học hoàn toàn bất ngờ và lo lắng khi biết mỗi ngày, các bé phải vác trên đôi vai nhỏ từ 4 kg đến 5 kg.

 

Bức xúc khi biết bé Xuân học lớp 3 gãy xương vai vì đeo cặp nặng, nhiều phụ huynh đã gửi thư và gọi điện phản ánh hiện trạng con em mình cũng phải ì ạch mang vác cặp sau lưng.

Hầu hết học sinh phải vác chiếc cặp che lấp cả lưng. Ảnh: Phương Nghi.

Chị Nguyễn Thị Hà ở quận 4, TP HCM, có con đang học lớp 3 cho biết, do thường ngày bé tự chuẩn bị tập vở trước khi đến trường nên chị không chú ý. Đến khi đọc báo thấy có trường hợp bị gãy xương vai, chị cân thử chiếc cặp của con mới tá hỏa bởi nó nặng đến gần 5 kg.

"Tôi cam đoan trừ chai nước nhỏ thì trong cặp của bé không có quyển sách hay quyển vở nào thừa dùng cho một ngày học. May mà con tôi chỉ cõng cặp độ 5 phút từ nhà đến trường", chị Hà nói.

Cùng có con học tiểu học, chị Thảo nhà ở quận 5 cho biết, từ khi lên lớp 4, chiếc cặp loại to mà con gái của chị mang đến trường mỗi ngày luôn căng phồng sách vở. Số sách vở ước tính cho cả ngày học lên đến hơn 10 quyển mà quyển nào cũng vừa dày, vừa to, rồi còn hộp bút, hộp phấn, chai nước, đồ chơi, cả sách Đô rê môn và Conan...

Cận cảnh chiếc cặp của một học sinh lớp 4. Ảnh: Phương Nghi.

"Tôi xót con nên toàn vác giúp cháu đến cổng trường, tuy nhiên có nhiều hôm, đón con tôi thấy bé ì ạch vác mà mặt xanh xao vả mồ hôi. Đã thế về đến chung cư, do mẹ cũng bận tay nên bé phải vác lên tận lầu cao", chị Thảo nói.

Một phụ huynh ở Hà Nội cũng cho biết, cả hai con của anh này đều từng trải qua cảnh khuân dụng cụ học tập như cửu vạn khuân hàng. "Con nhà mình vốn không được béo tốt, trông con lếch thếch với chiếc cặp to mà tôi xót xa. May mà mẹ cháu đã trang bị cho các con chiếc cặp loại nhẹ nhất", vị phụ huynh nói.

Soạn hết sách vở trong cặp con để phân tích nguyên nhân khiến chiếc cặp "ngày nay" nặng hơn "xưa", nhiều phụ huynh cho rằng ngoài việc trẻ học bán trú phải có thêm nhiều sách vở và vật dụng, thì kích cỡ sách giáo khoa cùng với độ dày của vở (thường 200 trang), chính là nguyên nhân.

"Con tôi học lớp 4, nặng chưa đến 30 cân mà cái cặp đã nặng hơn 5 kg. Đấy là chưa kể những ngày cuối tuần phải mang đồ từ trường về nhà nhiều hơn. Mình xách thử còn xệ cả tay huống gì các bé", chị Tuyết (quận 4), bức xúc.

Nhiều người chọn cách xách cặp giúp để trẻ khỏi vất vả. Ảnh: Phương Nghi.

Tìm hiểu của VnExpress.net tại TP HCM cho thấy, để "giảm cân" cho chiếc cặp của các bé, một số trường đã đề nghị bố mẹ mua hai bộ sách giáo khoa, một để ở trường, một ở nhà. Tuy nhiên số trường thực hiện việc làm trên vẫn chưa nhiều, đặc biệt là các trường ở ngoại thành.

"Suốt chín tháng của năm học, mỗi ngày con tôi phải cõng cặp hơn 2 km từ nhà đến trường. Quãng đường này sẽ khiến trọng lượng hơn 4 kg chiếc cặp thêm nặng trên cơ thể đang độ phát triển của các bé", anh Quân (Hóc Môn) nói.

Khẳng định việc mang vác nặng thường xuyên và mang không đúng cách (mang lệch một bên vai) có thể gây vẹo cột sống hoặc gù (do phải gập lưng về phía trước), các cử nhân chuyên khoa vật lý trị liệu khuyên, trước khi ngành giáo dục có các giải pháp, phụ huynh cần kiểm tra để biết con mình đang phải vác nặng thế nào, từ đó có thể giúp các bé bằng cách đưa bé đến trường, xách cặp hộ.

Phụ huynh cũng cần phải kiểm tra thường xuyên vì ngoài dụng cụ học tập, các bé có thể cho vào cả những thứ không cần thiết như chai nước quá to, truyện tranh, đồ chơi... "Buổi sáng nếu không đưa được bé đến trường thì buổi chiều khi tan học, bố mẹ nên đón con để giúp các cháu khỏi ì ạch sau một ngày học tập", một bác sĩ nói.

 

                                                                          Theo VnExpress

Các tin khác

Nhiều trường ở huyện Đà Bắc đã và đang đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập.
Học sinh trường Tiểu học thị trấn Chi Nê được quan tâm chăm sóc, giáo dục chu đáo.
Được vay vốn tín dụng đào tạo, nhiều sinh viên nghèo đã có cơ hội học tập.
Không có hình ảnh

Học ngoại ngữ nhưng không giao tiếp được

Học tiếng Anh ở trường phổ thông (PT) xong nhưng khi vào ĐH, nhiều sinh viên (SV) không thể lấy chứng chỉ A sau 2 năm đầu, thậm chí còn phải đến các trung tâm ngoại ngữ học lại từ đầu.

Lạc Sơn: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho thiếu nhi

(HBĐT) - Theo đánh giá của Hội Đồng đội huyện Lạc Sơn, năm học 2009 – 2010, nội dung, phương thức hoạt động của công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong huyện từng bước được đổi mới, bám sát nguyện vọng và nhu cầu của đông đảo thiếu niên, nhi đồng.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Kim Bôi: Nỗ lực nâng cao chất lượng hướng nghiệp dạy nghề

(HBĐT) - Đối tượng học viên không đồng đều về lứa tuổi và trình độ là thách thức lớn chi phối chất lượng đào tạo của hệ thống Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Kim Bôi. Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp mũi nhọn đang được Trung tâm nỗ lực thực hiện là nâng cao chất lượng hướng nghiệp dạy nghề.

Kim Bôi: 170 giáo viên được tập huấn bài hát dân ca, trò chơi dân gian trong nhà trường

(HBĐT) - Ngày 24/9, Phòng GD-ĐT huyện Kim Bôi đã tổ chức hội nghị tập huấn đưa các bài hát dân ca, các trò chơi dân gian vào trường học. Đối tượng tập huấn là hơn 170 giáo viên tổng phụ trách đội và giáo viên hát nhạc của tất cả các trường THCS và TH trên địa bàn huyện.

Dạy thêm, học thêm: Cấm thì... mặc cấm!

Cả giáo viên (GV) và lãnh đạo các trường đều biết về quy định cấm dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT và các sở. Nhưng cấm là việc của Bộ, còn có thực hiện hay không là... chuyện của GV.

Việt Nam - con hổ về giáo dục ở châu Á

Báo Christian Science Monitor của Mỹ viết về những bước đi mới trong đào tạo đại học ở Việt Nam, nước mà tờ báo này đánh giá có thể trở thành một con hổ mới trong giáo dục và đào tạo ở châu Á.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục