Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo điều chỉnh việc cho vay đối với học sinh - sinh viên thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay thấp hơn mức cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo vay
Sau gần 3 năm thực hiện chương trình cho vay tín dụng đào tạo, đã có trên 1,9 triệu học sinh - sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn vay trên 24.000 tỉ đồng.
Được vay vốn tín dụng đào tạo, nhiều sinh viên nghèo đã có cơ hội học tập.
Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Khoa học - Tự nhiên TPHCM trong giờ thí nghiệm. Ảnh: TẤN THẠNH
Mức vay sẽ theo học phí
Hiện mức cho vay tối đa mà Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho HSSV là 860.000 đồng/người/tháng. Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết sẽ căn cứ vào mức thu học phí của từng trường, sinh hoạt phí và nhu cầu của người vay để quyết định mức vay cụ thể cho từng HSSV.
Số tiền cho vay đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào số lượng HSSV trong hộ, thời gian còn phải theo học tại trường và mức cho vay đối với mỗi HSSV.
Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học.
Theo nhận xét của các cơ quan chức năng, trong quy trình vay vốn, một số cơ quan, chính quyền địa phương chưa xác định rõ trách nhiệm, chưa làm tốt trách nhiệm trong việc xác nhận, lựa chọn đúng đối tượng khó khăn thụ hưởng chương trình.
Một số trường, cơ sở dạy nghề còn chưa thực hiện tốt công tác trao đổi thông tin, thống kê số lượng HSSV được vay vốn và việc thực hiện cam kết trả nợ.
Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận HSSV chưa hiểu hết ý nghĩa của việc sử dụng vốn vay và trách nhiệm hoàn trả cùng gia đình. Chính vì vậy, ngày 14-9, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các sở GD-ĐT, các trường báo cáo kết quả thực hiện việc vay vốn, trong đó có số lượng HSSV được vay, việc xác nhận đối tượng vay.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường phải nắm bắt dư luận, HSSV trong việc sử dụng vốn vay, những biện pháp nâng cao ý thức HSSV trong việc sử dụng đúng mục đích vốn vay và việc quản lý vốn vay.
Thanh niên nông thôn học nghề cũng được vay
Nhằm chuẩn bị triển khai chương trình tín dụng đào tạo cho năm học mới, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội điều chỉnh việc thực hiện cho vay đối với HSSV thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay này thấp hơn mức cho vay đối tượng thuộc diện hộ nghèo.
Tuy nhiên, để điều chỉnh mức cho vay giữa hai đối tượng này một cách phù hợp, cần chờ sự rà soát, định lượng lại hộ nghèo và cận nghèo cụ thể.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội điều chỉnh mức cho vay đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay này thấp hơn mức cho vay của đối tượng thuộc diện hộ nghèo.
Ngoài ra, nếu người vay có điều kiện và tự nguyện đề nghị trả lãi trong thời gian HSSV đang theo học, ngân hàng thực hiện việc thu lãi theo đề nghị của người vay.
Điểm mới của chương trình tín dụng đào tạo năm nay là đối tượng được thụ hưởng chính sách này sẽ được mở rộng, theo đó, bộ đội phục viên, thanh niên nông thôn học nghề là những đối tượng mới được bổ sung vào chương trình tín dụng HSSV.
Trong tháng 10, Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện website vay vốn đi học (http://vayvondihoc.moet.gov.vn/) nhằm cung cấp các thông tin chính thức.
Khó khăn đột xuất chỉ vay một lần
Cũng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, sẽ chỉ cho vay một lần với thời hạn không quá 12 tháng đối với HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính đột xuất do thiên tai, bão lụt... Quy định này nhằm để tránh hiện tượng có những hộ chỉ khó khăn tạm thời trong một thời gian ngắn nhưng HSSV thuộc hộ này lại được thụ hưởng chế độ cho vay chính sách trong suốt quá trình học.
Mức cho vay cụ thể sẽ được xem xét dựa vào mức thu học phí của từng trường nhưng tối đa cũng sẽ không quá 860.000 đồng/người/tháng. |
Theo NLĐ
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo điều chỉnh việc cho vay đối với học sinh - sinh viên thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay thấp hơn mức cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo vay
Cùng với việc dạy chữ, các chương trình ngoại khóa, các tiết học ngoài giờ là những hoạt động cần thiết, không thể thiếu trong nhà trường. Các chương trình này vốn được xây dựng để làm phong phú và sinh động thêm cho hoạt động học đường, góp phần giáo dục toàn diện học sinh.
Học tiếng Anh ở trường phổ thông (PT) xong nhưng khi vào ĐH, nhiều sinh viên (SV) không thể lấy chứng chỉ A sau 2 năm đầu, thậm chí còn phải đến các trung tâm ngoại ngữ học lại từ đầu.
(HBĐT) - Theo đánh giá của Hội Đồng đội huyện Lạc Sơn, năm học 2009 – 2010, nội dung, phương thức hoạt động của công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong huyện từng bước được đổi mới, bám sát nguyện vọng và nhu cầu của đông đảo thiếu niên, nhi đồng.
(HBĐT) - Đối tượng học viên không đồng đều về lứa tuổi và trình độ là thách thức lớn chi phối chất lượng đào tạo của hệ thống Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Kim Bôi. Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp mũi nhọn đang được Trung tâm nỗ lực thực hiện là nâng cao chất lượng hướng nghiệp dạy nghề.
(HBĐT) - Ngày 24/9, Phòng GD-ĐT huyện Kim Bôi đã tổ chức hội nghị tập huấn đưa các bài hát dân ca, các trò chơi dân gian vào trường học. Đối tượng tập huấn là hơn 170 giáo viên tổng phụ trách đội và giáo viên hát nhạc của tất cả các trường THCS và TH trên địa bàn huyện.