100% giáo viên nhà trường sử dụng giáo áo điện tử.
(HBĐT) - Thầy Nguyễn Văn Ba, Hiệu phó trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật (KTKT) Hòa Bình cho biết: Năm 2010, mục tiêu của nhà trường là thành lập Trường Cao đẳng KTKT Hòa Bình trên cơ sở nâng cấp trường trung cấp KTKT Hòa Bình.
Để đảm bảo các tiêu chí của một trường Cao đẳng, trong những năm qua, công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục luôn được nhà trường quan tâm, đầu tư. Hàng năm, trường đều xây dựng kế hoạch, mục tiêu đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên.
Với hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các sở, ban, ngành trong tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết khắc phục khó khăn; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, quy mô, ngành nghề được mở rộng và đa dạng hóa. Nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao, góp phần không nhỏ cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Hàng năm, nhà trường triển khai công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý không chỉ được chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ mà còn thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức về quản lý. Điều đó đã giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo hoạt động.
Đối với giáo viên, công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, ý thức tự học tự vươn lên luôn được chú trọng. Giáo viên luôn có ý thức học hỏi, sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy bằng những hoạt động, việc làm cụ thể trong mỗi giờ lên lớp. Hiện, toàn trường có 65 cán bộ, giáo viên, trong đó, 100% đều có trình độ đại học, 14 thạc sỹ, 14 cán bộ, giáo viên đang theo học cao học. Để nâng cấp thành trường Cao đẳng với 30% giáo viên có trình độ thạc sỹ, ngoài việc tuyển dụng mới thạc sỹ và sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, nhà trường cử giáo viên đi học cao học, nghiên cứu sinh theo kế hoạch của UBND tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện về hỗ trợ kinh phí, tài liệu cho những cán bộ, giáo viên đi học tự túc.
Để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi, trường liên tục tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh và toàn quốc. Hàng năm, nhà trường tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, trung bình mỗi năm có 15 – 20 người được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường. Tại hội thi khối Câu lạc bộ các trường Trung học và Cao đẳng KTKT phía Bắc và hội thi giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp toàn quốc, trường có 8 giáo viên dạy giỏi, 1 giải nhì và 4 giải ba.
Được sự hỗ trợ của các dự án trong và ngoài nước, nhiều cán bộ, giáo viên trong trường có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong gần 3 năm (2008 – 2010), Dự án Hỗ trợ đào tạo nông – lâm nghiệp vùng cao đã có nhiều chương trình tích cực như hỗ trợ mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực cho giáo viên về công tác giảng dạy, phương pháp thực hành, tập huấn xây dựng bài giảng, giáo án theo hướng mở, nâng cao kỹ năng giảng dạy… Gần 100% giáo viên trong trường đã tham gia các lớp tập huấn do Dự án hỗ trợ. Nhờ vậy, 100% giáo viên trong toàn trường sử dụng thành thạo giáo án điện tử. Các phòng học đều được trang bị máy chiếu, phòng thực hành, thí nghiệm được đầu tư trang thiết bị nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động dạy và học. Năm học 2009 – 2010, toàn trường có 463 học sinh. Ngoài ra, trường liên kết với các trường đại học, cao đẳng mở các lớp tại chức, liên thông… với tổng số 1.557 học sinh, sinh viên, học viên.
Đa dạng về ngành nghề, chương trình từng bước được chuẩn hóa; gắn đào tạo với nhu cầu xã hội; đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình xứng đáng là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Tháng đầu tiên của năm học mới 2010-2011 đã trôi qua, trường, lớp của các cấp học, bậc học đã ổn định và đi vào nề nếp. Nhưng chuyện đóng góp cho con trẻ đến trường vẫn đang là đề tài nóng hổi không chỉ với riêng các bậc phụ huynh mà còn được dư luận hết sức quan tâm, bởi không ít gia đình lao đao, khốn đốn từ các khoán đóng góp ngoài quy định trong những ngày đầu năm học.
Tính đến nay, thời hạn xét tuyển nguyện vọng (NV) 3 chỉ còn đúng 2 ngày nữa kết thúc nhưng tình hình nộp hồ sơ tại nhiều trường ĐH-CĐ trên cả nước khá ảm đạm. Các trường có chỉ tiêu xét tuyển nhiều đang thật sự lo lắng vì hồ sơ quá ít.
Bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục hiện đại được giới thiệu "giúp HS biết đọc, viết sau 4 tháng" thay vì 1 năm đã ra mắt chiều 27/9. Sách dành cho giáo viên tiểu học và phụ huynh tham khảo, do nhóm Cánh Buồm biên soạn, Nhà xuất bản Tri thức xuất bản và ấn hành tháng 9/2010.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo điều chỉnh việc cho vay đối với học sinh - sinh viên thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay thấp hơn mức cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo vay
Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang đã diễn ra lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2010 dành cho 140 tân sinh viên vượt khó, học giỏi của Tiền Giang và Bến Tre đã trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm học 2010 - 2011 do báo Tuổi trẻ, sở GD và ÐT, Tỉnh đoàn, Ðài PT và TH Tiền Giang, Bến Tre tổ chức.
Đặt thử chiếc cặp của con lên bàn cân, nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học hoàn toàn bất ngờ và lo lắng khi biết mỗi ngày, các bé phải vác trên đôi vai nhỏ từ 4 kg đến 5 kg.