Nộp hồ sơ xét tuyển NV3 tại trường ĐH Kỹ thuật công nghệ.

Nộp hồ sơ xét tuyển NV3 tại trường ĐH Kỹ thuật công nghệ.

Hôm nay là ngày cuối cùng các trường ĐH-CĐ nhận hồ sơ xét tuyển NV3, trong đó nhiều trường đang gặp khó khăn khi tuyển không đủ chỉ tiêu.

Tắt dần hy vọng

Đã gần hết thời gian tuyển sinh nhưng ở hầu hết các trường ngoài công lập, số thí sinh (TS) đến nộp hồ sơ (HS) xét tuyển đều thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu (CT).

Ông Hoàng Hữu Nguyên - Phó hiệu trưởng trường ĐH Thành Tây, cho biết năm nay, trường được Bộ GD-ĐT cho tuyển 1.000 CT ĐH và 200 CT CĐ nhưng hiện mới chỉ nhận được 300 HS. Như vậy, với tình hình này, trường chỉ tuyển được 1/4 CT. Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Trường có 500 CT ĐH nhưng đến thời điểm này mới chỉ nhận được 150 HS. Ông Huỳnh Hữu Tuệ - Hiệu trưởng nhà trường, tâm tư: “Chưa năm nào tuyển sinh khó như năm nay. Những năm trước, mặc dù là trường mới thành lập nhưng đều tuyển được gần đủ CT hoặc cũng được hơn một nửa CT được giao”.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có một số trường ĐH ngoài công lập phía Nam tuyển đủ CT. Tính đến chiều 29.9, trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyển 1.000 CT NV3 cả bậc ĐH và CĐ; trường ĐH Hùng Vương nhận được 534 HS bậc ĐH so với 520 CT, 136 hồ sơ CĐ so với 56 CT; trường ĐH Lạc Hồng cũng tuyển đủ 150 CT NV3.

Trường ĐH Chu Văn An hiện cũng chỉ nhận được gần 500 HS trong khi có đến 1.400 CT. Ông Nguyễn Văn Duy - Trưởng phòng Đào tạo trường, cho biết: “Hiện nay một số ngành chúng tôi tuyển được rất ít, từ 1-2 TS như: tiếng Trung, tiếng Anh”. Trường ĐH Lương Thế Vinh cũng cho hay mới nhận được 800 HS/1.600 CT và không hy vọng sẽ tuyển thêm được nữa. Trường ĐH Đông Đô đến nay nhận được 300 HS trên tổng số 1.000 CT...

Tình hình này không chỉ diễn ra ở các trường ngoài công lập. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM có 425 CT NV3 nhưng chỉ nhận được hơn 250 HS xét tuyển. Ngành Văn hóa dân tộc thiểu số hiện chỉ có vài HS nhưng trường cho biết vẫn sẽ cố gắng duy trì ngành này bằng mọi cách. Trường ĐH Nông lâm TP.HCM có hơn 1.000 CT xét tuyển NV3 ở cả 3 cơ sở thì đến lúc này mới chỉ nhận được hơn 400 HS. Theo PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó hiệu trưởng trường, một số ngành đang lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn như: Song ngữ Pháp - Anh, Hệ thống thông tin lâm nghiệp...

Phải đóng cửa ngành học

Với tình hình xét tuyển NV3 quá khó khăn, nhiều trường đành phải đóng cửa một số ngành học hoặc chuyển sinh viên sang các ngành khác.

Trường ĐH An Giang đã ngưng tuyển 5 ngành: SP Kỹ thuật công nghiệp, SP Kỹ thuật nông nghiệp, SP Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Chăn nuôi và bậc CĐ SP âm nhạc. ĐH Đà Nẵng cũng dừng tuyển sinh 11 ngành ở một số trường thành viên, gồm: Cử nhân tiếng Nga, SP tiếng Pháp, SP tiếng Trung Quốc, Cử nhân tiếng Thái Lan (ĐH Ngoại ngữ); Kinh tế lao động, Kinh tế và quản lý công, Kinh tế chính trị, Thống kê-Tin học (ĐH Kinh tế); Vật liệu và cấu kiện xây dựng (ĐH Bách khoa); SP Giáo dục đặc biệt (ĐH Sư phạm); Công nghệ kỹ thuật công trình thủy (CĐ Công nghệ).

Th.S Nguyễn Thị Mai Bình - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM), cho biết các ngành như: Công nghệ thông tin, Công nghệ sau thu hoạch, Xây dựng cầu đường không dùng hết số CT thì nhà trường chuyển CT còn thừa của những ngành này sang các ngành như Quản trị kinh doanh, Kế toán... Các trường ĐH như Văn Hiến, Kỹ thuật công nghệ... cũng chuyển số CT thừa từ các ngành khó tuyển vào khối ngành kinh tế.

Do quy chế mập mờ?

Lý giải về tình hình tuyển sinh khó khăn, ông Huỳnh Hữu Tuệ - Hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, cho rằng: “Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: CT các trường công lập cao hơn so với năm trước và điểm sàn năm nay quá cao (so với điểm thi - NV)”. Đây cũng là ý kiến của hầu hết lãnh đạo các trường ngoài công lập.

Ông Hoàng Hữu Nguyên - Phó hiệu trưởng trường ĐH Thành Tây, còn chỉ ra một nguyên nhân khác: “Sở dĩ các trường ngoài công lập khó tuyển sinh là do Bộ GD-ĐT cho các trường công lập tuyển thêm CT đào tạo ngoài ngân sách và cho một số trường áp dụng điều 33 quy chế tuyển sinh (giãn mức điểm chênh lệch giữa các đối tượng ưu tiên hoặc khu vực ưu tiên). Vì vậy, các trường ngoài công lập không còn nguồn tuyển”. Ông Nguyên bức xúc: "Chúng tôi cũng đã thắc mắc với Bộ tại sao cho các trường công lập tuyển thêm CT đào tạo ngoài ngân sách. Đây chẳng khác gì là hệ dân lập trong trường công lập, vì thế nhiều trường dân lập như chúng tôi mới rơi vào tình cảnh này".

                                                                                      Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục