Nguyễn Minh Thuyết - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn PV Thanh Niên xung quanh việc UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện chỉ đạo không tiếp nhận mới sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy nhà nước. Ông nói:

 

Theo quan điểm của tôi, xét

 
GS Nguyễn Minh Thuyết

về phương diện hình thức thì một công văn chỉ đạo của một cơ quan như thế có thể không được dư luận thật đồng tình vì không đảm bảo sự công bằng giữa các loại bằng khác nhau. Bằng tại chức cũng là kết quả của một hình thức đào tạo ĐH; và trong số những sinh viên tại chức thì cũng có những người có năng lực thực sự.

Bên cạnh đó, trong số những người tốt nghiệp tại chức có thể có cả những người đang công tác ở các cơ quan nhà nước đi học tại chức để đáp ứng được tiêu chuẩn cán bộ. Cơ quan không thể không chấp nhận bằng tại chức của những công chức, viên chức này

Hiện nay việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đa phần đều theo hình thức tại chức; không nhận người tốt nghiệp sau ĐH tại chức thì biết nhận ai?

Tuy nhiên, xét về thực chất, phải thẳng thắn nhìn nhận là mặt bằng chung đào tạo chính quy và tại chức vẫn khác nhau. Nhiều người đi học tại chức theo kiểu “đánh trống ghi tên”; tổ chức kiểm tra thi cử thì tại chức cũng kém chặt chẽ hơn là chính quy.

Trái với Luật Cán bộ, Công chức

Theo Luật Cán bộ, Công chức hiện hành, tại điều 36, khoản 2, quy định về đối tượng “không được đăng ký dự tuyển công chức” chỉ nêu rõ 3 đối tượng như sau:

a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Như vậy, việc đưa ra chỉ đạo không tiếp nhận mới sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy nhà nước là trái với Luật Cán bộ, Công chức hiện hành. Vì luật không có quy định nào đề cập đến việc người tốt nghiệp hệ tại chức thì không được quyền dự tuyển vào các cơ quan nhà nước.

Tuệ Nguyễn

Chính vì vậy, việc làm của UBND Đà Nẵng cho thấy một thực tế là: chất lượng đào tạo hệ tại chức chưa được xã hội tin tưởng. Có thể một số cơ quan lo ngại rằng nếu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp tại chức thì khó có thể tránh khỏi trường hợp con ông cháu cha không đỗ vào ĐH chính quy lại đi theo một “con đường khác” để vào chiếm chỗ trong cơ quan nhà nước trong khi những người có năng lực thực sự, đỗ ĐH có điểm cao... nhưng vì không có mối quan hệ này khác thì không vào được cơ quan nhà nước. Phải chăng đây cũng là một căn cứ thực tế khiến UBND thành phố Đà Nẵng đưa ra quy định như vậy?

 Thưa ông, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng nếu đưa ra một quy định là tất cả các cơ quan nhà nước đều không tuyển sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức như vậy thì có phải là một cách làm tối ưu không?

Trên thực tế, có những cơ quan đặt tiêu chí tuyển dụng rất cao, cao hơn tiêu chí chung. Ví dụ, chỉ tuyển những sinh viên tốt nghiệp loại ưu trở lên, hoặc chỉ tuyển những sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH danh tiếng... Theo tôi được biết thì cũng rất hiếm cơ quan nhà nước nhận sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức, nhưng họ áp dụng quy định đó như là tiêu chí riêng của cơ quan mình. Vì vậy, trong tuyển dụng nhân lực, tốt nhất là để cho từng cơ quan được quyết định theo đặc thù của mình, không nên có một quy định chung quá cứng.

Vả lại, nếu cơ quan nhà nước không nhận sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức thì liệu có nhận anh chị em được đào tạo sau ĐH theo hình thức tại chức không? Hiện nay việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đa phần đều theo hình thức tại chức; không nhận người tốt nghiệp sau ĐH tại chức thì biết nhận ai?

Như trên ông có nói, việc tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước hiện vẫn còn nhiều vấn đề tiêu cực. Vậy theo ông có nên chấn chỉnh lại cả việc tuyển dụng đó chứ không chỉ chú trọng vào bằng cấp?

Thực ra để tiêu chuẩn hóa cán bộ thì phải có tiêu chí về bằng cấp; nhưng nếu chỉ chạy theo bằng cấp đơn thuần thì nhiều khi cũng không chọn được người giỏi, thậm chí còn để lọt những người có năng lực thực sự.

Không được phép phân biệt bằng cấp

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên chiều ngày 4.12, ông Phan Mạnh Tiến - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, Nhà nước không phân biệt bằng cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả bằng giáo dục từ xa. Tuyển dụng là việc của TP Đà Nẵng nhưng không được phép phân biệt bằng cấp. Bằng các loại hình đào tạo đều có giá trị sử dụng như nhau. Nếu họ muốn nâng cao chất lượng thì cứ tổ chức thi tuyển công bằng, sòng phẳng, ai giỏi thì được chứ không được phân biệt bằng cấp. (Vũ Thơ)

Việc tuyển cán bộ nhà nước rõ ràng phải được cải tiến cho tốt hơn. Nhưng nói thực là việc tuyển dụng phụ thuộc vào cơ chế và con người rất nhiều. Cơ quan nhà nước có tuyển những người không đủ năng lực, không đáp ứng được yêu cầu công tác thì trên thực tế cũng không ai làm sao cả, vì tất cả đều là trách nhiệm tập thể. Trong khi đó, một doanh nghiệp tư nhân không tuyển đúng người làm được việc thì sẽ nhìn thấy rõ hậu quả; bởi vậy, đối với doanh nghiệp tư nhân, cơ chế tuyển dụng, sàng lọc chính xác hơn.

 Trong buổi thảo luận về chất lượng giáo dục ĐH ở kỳ họp QH lần trước, một số đại biểu Quốc hội thậm chí đã cho rằng: không nên tiếp tục hình thức đào tạo tại chức hoặc từ xa vì thực tế không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, nảy sinh nhiều tiêu cực. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Theo tôi, không thể bỏ hình thức đào tạo không chính quy được. Chúng ta đang xây dựng một xã hội học tập, khuyến khích người ta học tập suốt đời mà lại không có những hình thức đào tạo để đáp ứng nhu cầu đó là không được. Thậm chí, ở một số nước phát triển, người ta có thể ghi danh vào trường ĐH để học lấy 1-2 chuyên đề cần thiết phục vụ cho công việc của người ta thôi, không phải để lấy bằng. Muốn phát triển xã hội học tập, khuyến khích học tập suốt đời thì phải tạo điều kiện thuận lợi cho người ta đi học. Chỉ có điều là phải đảm bảo quản lý được chất lượng.

 Như vậy, vấn đề cốt lõi ở đây vẫn là việc quản lý chất lượng của hình thức đào tạo tại chức ra sao. Theo ông, việc UBND TP Đà Nẵng nói “không” với sinh viên tại chức khi tuyển dụng công chức cũng đồng nghĩa với việc đã đến lúc Bộ GD-ĐT phải xem lại trách nhiệm và cách thức quản lý chất lượng hệ tại chức, thưa ông?

Đúng như vậy. Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là phải nâng chất lượng đào tạo tại chức. Bộ GD-ĐT phải xem lại cách đào tạo của mình, từ khâu tuyển sinh đến đào tạo và thi tốt nghiệp ra trường. Theo tôi, sinh viên tại chức có thể học riêng hoặc học chung với sinh viên chính quy nhưng thi hết môn, thi tốt nghiệp thì cần thi chung. Như vậy, sẽ chỉ có một loại chất lượng, một loại bằng thôi. Nếu còn hai hình thức đào tạo với cách tuyển sinh, đào tạo, thi cử chênh lệch như hiện nay thì cũng khó mà cấm các cơ quan công quyền ra những quy định tương tự như của Đà Nẵng.

 Xin ông cho biết, hằng năm số sinh viên được đào tạo theo hệ tại chức ra trường có nhiều không?

Theo quy định chung thì chỉ tiêu đào tạo tại chức bằng 50% số sinh viên chính quy. Tuy nhiên, khi chúng tôi đi kiểm tra một số trường trong đợt giám sát về giáo dục ĐH vừa qua thì thấy rằng có những trường mà số sinh viên học hệ tại chức, từ xa còn lớn hơn cả số sinh viên chính quy. Trong khoảng 19 trường mà tôi đi trực tiếp kiểm tra thì cũng có khoảng 5-7 trường như vậy.

 Thưa ông, quay trở lại trường hợp của Đà Nẵng, bản thân nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho thành phố này là ĐH Đà Nẵng thì vẫn tiếp tục đào tạo hệ tại chức. Vậy theo ông, phải giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người học hệ tại chức khi họ ra trường, tránh để họ rơi vào tình trạng thất nghiệp?

Theo tôi, trước hết, bản thân các trường ĐH phải tự điều chỉnh. ĐH Đà Nẵng cũng là một trong những trường mà số sinh viên được đào tạo theo hình thức không chính quy nhiều hơn số sinh viên chính quy. Thứ hai, sinh viên ra trường cần chủ động tham gia vào thị trường lao động dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không phải chỉ đổ xô vào các cơ quan nhà nước.

                                                                              Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục