Thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu kinh phí, cơ sở vật chất còn thấp kém… là những khó khăn mà lĩnh vực công tác y tế trường học đang gặp phải.

 
Các vấn đề trên được Vụ Công tác học sinh-sinh viên (Bộ GD-ĐT) đưa ra tại hội nghị Đánh giá tình hình thực hiện công tác y tế trường học diễn ra hôm nay 3/12 tại Cần Thơ.

 

Theo Vụ Công tác HS-SV, thời gian qua thực trạng công tác y tế trường học (YTTH) còn nhiều bất cập và yếu kém.

 

Mạng lưới YTTH còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cán bộ YTTH chủ yếu là kiêm nhiệm, vẫn còn trên 30% số trường trong cả nước chưa có cán bộ YTTH chuyên trách; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ YTTH còn ít; thiếu nguồn kinh phí cho YTTH; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu; thiếu công trình vệ sinh nước sạch…

 

Đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH hầu như không có bất cứ khoản phụ cấp nào khác ngoài lương; tỷ lệ tỉnh có biên chế để tuyển cán bộ YTTH chuyên trách rất thấp… dẫn đến tỷ lệ cán bộ YTTH bỏ việc có xu hướng gia tăng.

 

Một số nơi do điều kiện kinh tế khó khăn như ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất, điều kiện học tập của các trường học, nhất là các lớp lẻ chưa được quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe HS và chất lượng học tập; nhiều công trình vệ sinh trường học, vệ sinh môi trường nước sạch đã xuống cấp mà chưa được sửa chữa;

 

Tỷ lệ trường có phòng YTTH chỉ đạt trung bình 65,8%. Trong khi đó, nguồn kinh phí YTTH chủ yếu từ bảo hiểm y tế (tỷ lệ HS tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện lại thấp nên không phát huy được tác dụng của kinh phí từ nguồn bảo hiểm y tế trích lại) chỉ đủ để trả lương hợp đồng cho cán bộ YTTH nên việc mua sắm trang thiết bị là rất khó khăn.

 

Thiếu kinh phí nên các hoạt động trong lĩnh vực YTTH ở trong tình trạng trì trệ và kém hiệu quả. Các dịch vụ sức khỏe triển khai trong trường học chưa rộng và không liên tục.

 

Để giải bài toán khó khăn trên, tại hội nghị, đại diện Vụ Công tác HS-SV cho biết, đang phối hợp cùng ngành Y tế triển khai một số nhóm giải pháp như: tăng cường cán bộ chuyên trách công tác YTTH chuyên trách tại các Sở GD-ĐT; hợp đồng cán bộ y tế đã nghỉ hưu hoặc nghỉ mất sức; phối hợp với các bên liên quan cung cấp trang thiết bị, thuốc thiết yếu; tăng cường vận động HS, SV thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc, tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ khác..

 

 

                                                                                            Theo Dantri

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục