Để có được chức tổ phó, một cô bé lớp 1 đã bỏ ra 2.000 đồng để mua lại của cậu bé. Còn cậu bé thì ngây ngô nhận và sẵn sàng nhường lại chức đó của cô bạn cùng lớp.

 

Anh bạn tôi trong một buổi “trà dư tửu hậu” đã kể cho mọi người nghe câu chuyện mà mới nghe tưởng là đùa nhưng là sự thật 100%. Chuyện là, một hôm, vợ anh, khi chuẩn bị đem quần của cậu con trai lớp 1 đi giặt, đã phát hiện trong túi quần của cháu có tờ tiền 2.000.

Bình thường ba mẹ không cho cháu tiền, dù là 500 đồng, vậy mà không hiểu sao trong túi lại có đến những 2.000 đồng!? Thấy lạ, ba cháu mới hỏi thì cháu cũng rất vô tư “khai” hết.

"Nhân chi sơ tính bản thiện...". (Ảnh minh họa: Bảo Anh)

Nguyên do xuất hiện của tờ 2.000 kia là của một bạn gái trong lớp “lót tay” để cậu “nhường”chức… tổ phó cho cô bé. Ở lớp của cháu có quy định là, sẽ luân phiên làm tổ trưởng, tổ phó. Sắp đến lượt cậu con trai bạn tôi được làm tổ phó, cô bạn học kia mới dùng tiền để “mua” cái chức đó của cậu con trai mà đáng lý ra cu cậu sẽ được đảm nhận. Là trẻ con nên còn vô tư, được cho tiền, dù chỉ 2.000 đồng nhưng cu cậu đồng ý “nhường” chức ngay cho cô bé.

Vậy đó, mới có lớp 1 mà đã có tình trạng chạy chức” như vậy rồi! Trong trường hợp này, những ai có trách nhiệm về tương lai con em mình không thể bàng quang được. Ở đây vai trò của các bậc phụ huynh có ảnh hưởng rất lớn, nếu không có người lớn “làm gương” thì các em khó biết được cách “chạy” đó.

Ngoài ra, cũng phải tính đến một phần trách nhiệm của giáo viên khi đồng ý cho cháu gái kia được làm tổ phó trong khi đáng ra là đến lượt cậu học trò kia, hoặc ít ra cũng phải tìm ra nguyên nhân của sự “nhường nhịn” đó để kịp uốn nắn, răn đe, giáo dục các em.

Nêu lên câu chuyện có thật kia để thấy rằng “nhân chi sơ tính bản thiện”... Trẻ em như tờ giấy trắng nhưng nêu người lớn vô tình để con cháu nhiễm thói xấu từ nhỏ mà không quan tâm, uốn nắn thì sau này lớn lên sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lượng và khi đó, muốn giáo giáo dục thì đã muộn.

 

                                                                       Theo VietNamnet

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục