Sở GD-ĐT TPHCM cho biết sẽ thí điểm lắp camera ở trường để tăng cường công tác quản lý hoạt động của giáo viên và trẻ mầm non. Trước thông tin này, nhiều giáo viên hoang mang. Thậm chí ban giám hiệu các trường mầm non và các bậc phụ huynh cũng không mấy mặn mà trước giải pháp mà sở đề xuất.

 

Như tội phạm!

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non 19/5, quận 1, cho biết: “Trước đây nhà trường cũng từng có ý định gắn camera ở các lớp học, tuy nhiên khi vừa đề xuất ý kiến này lên, giáo viên đã kịch liệt phản đối. Nhiều giáo viên chỉ cần nghe nói gắn camera là đã sợ rồi, vì với họ như vậy là mất tự do và không được tôn trọng”.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Tăng Lang, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi 2, quận 5, chia sẻ: “Trường tôi không hề có chủ trương gắn camera. Theo tôi, không phải cứ gắn camera là sẽ quản lý giáo viên tốt hơn. Trái lại, sẽ làm cho các cô buồn vì nhà trường không tin tưởng mình”.

Theo bà Tăng Lang, để quản lý hoạt động giáo viên và bé, mỗi ngày Ban giám hiệu cần tích cực lui tới các lớp kiểm tra tình hình dạy và học của cô và trò, đặc biệt là trong giờ ăn, thay vì ngồi im một chỗ trông chờ vào camera. Việc gắn camera chỉ thích hợp ở các trường tư thục, nhóm nhà trẻ, bởi họ không đủ nhân sự quản lý và trình độ giáo viên, bảo mẫu thấp nên cần máy móc để hỗ trợ. Còn các trường công lập luôn có các bộ phận thường xuyên làm công tác kiểm tra.

Hơn nữa, bảo mẫu và giáo viên thường là những người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm nên trường không cần quá lo lắng.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Hiệp, giáo viên lớp lá Trường Mầm non 19/5, tâm sự: “Hoạt động của bé đâu chỉ gói gọn ở trong lớp mà còn ở sân chơi, vườn cây, mái nhà xanh… nên việc gắn camera ở lớp học chưa chắc đã phản ánh đầy đủ và trung thực. Hơn nữa, cứ tưởng tượng mình là giáo viên đi dạy học, chứ đâu phải tội phạm mà luôn bị theo dõi, chưa kể nhiều giáo viên vì quá áp lực mà phải cố gắng thể hiện trước ống kính, hơn là chú tâm vào nuôi dạy các bé. Mong ngành giáo dục hãy tin tưởng vào cái tâm đối với nghề và tình yêu thương trẻ của giáo viên mầm non”.

Nên cân nhắc kỹ

Khi được hỏi về chủ trương gắn camera ở các trường mầm non, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Mầm non, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: “Việc gắn camera đến nay chỉ là dự kiến, chưa phải chủ trương chính thức, vì sở chưa ra công văn nào yêu cầu các trường thực hiện. Nếu có, chỉ tiến hành thí điểm ở trường nào có điều kiện mà thôi. Ở góc độ chuyên môn và tâm lý, tôi cho rằng các trường phải thận trọng và cân nhắc thật kỹ việc có nên thí điểm hay không và phải xem xét cả hai mặt của vấn đề: sự đồng thuận từ giáo viên và phụ huynh”.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay đa số các trường mầm non công lập không có chủ trương gắn camera, vì các trường có nhiều lớp học. Nếu lắp đặt camera cho từng lớp học, theo bà Trương Thị Việt Liên, Hiệu trưởng Trường Mầm non quận 11, chi phí hơn 100 triệu đồng.

Trong khi đó, hiện nay, các trường mầm non còn phải chi cho nhiều hoạt động giáo dục khác nên không đủ nguồn tài chính để thực hiện ý tưởng đó. Vì vậy, nhà trường chắc chắn phải vận động phụ huynh, mà chắc chắn không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện đóng góp.

Hiện nay, một số trường mầm non tư thục và trường mầm non quốc tế có gắn camera là xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và có sự thỏa thuận: Mầm non Trẻ thơ quận Tân Bình, Mầm non Thần đồng đất Việt quận 3…

Tuy nhiên, việc gắn camera không phải xuất phát từ mục đích “theo dõi” giáo viên mà là để tạo thuận lợi cho các bậc phụ huynh bận rộn muốn xem hoạt động học tập của con em mình mọi lúc, mọi nơi.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, việc gắn camera ở các trường mầm non chưa chắc là giải pháp tối ưu giúp nhà trường quản lý hoạt động giáo viên và bé tốt hơn, giảm được bạo hành học đường

 

                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục