Đề án đã góp phần để các trường trong tỉnh có nhiều phòng học khang trang, kiên cố.
Ảnh: cô và trò trường mầm non Quy Hậu ( Tân Lạc) học tại điểm trường mới xây dựng.

Đề án đã góp phần để các trường trong tỉnh có nhiều phòng học khang trang, kiên cố. Ảnh: cô và trò trường mầm non Quy Hậu ( Tân Lạc) học tại điểm trường mới xây dựng.

(HBĐT) - Ngày 1-2-2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 20 về việc phê duyệt đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Tiếp đó, UBND tỉnh cũng đã có Quyết định số 1809 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án. Từ những định hướng đó cùng sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp, ngành, việc thực hiện Đề án ở tỉnh ta đang có được những kết quả đáng mừng; góp phần quan trọng trong nâng tầm chất lượng cơ sở vật chất cho các trường trong tỉnh.

 

Trong hơn 2 năm thực hiện Đề án, UBND tỉnh đã có sự chỉ đạo, điều hành sát sao từ khâu xác định danh mục đầu tư, phân bổ vốn kịp thời, tập trung đến khâu thực hiện đầu tư, hoàn thành đưa công trình vào sử dụng. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo thực hiện đề án tỉnh đã tuân thủ việc thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban; nắm bắt thông tin nhanh, kịp thời và có nhiều giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế, khó khăn phát sinh. Phân cấp các chủ đầu tư có đủ năng lực bảo đảm thực hiện thông suốt, đúng quy định của Nhà nước; đội ngũ chuyên trách thực hiện Đề án đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Sở GD&ĐT (cơ quan thường trực của đề án) đã phối hợp tốt, đồng bộ với các ngành hữu quan triển khai tuần tự các bước thực hiện. Vì vậy, sau hơn 2 năm thực hiện Đề án, tỉnh ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: 2.097 phòng học kiên cố và 944 phòng công vụ cho giáo viên được xây dựng. Trong đó có 1.730 phòng học, 775 nhà công vụ cho giáo viên hoàn thành được đưa vào sử dụng. Nguồn vốn đầu tư thực hiện đề án từ năm 2008 - 2010 là 407, 639 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã giao 370,534 tỷ đồng và nguồn vốn bố trí từ ngân sách địa phương 36,836 tỷ đồng. Trong 11 huyện, thành phố thực hiện đề án, huyện Đà Bắc được đánh giá là địa phương triển khai thực hiện bài bản, hiệu quả và chất lượng; làm đến đâu, gọn đến đó, không dàn trải (trong 169 phòng học và 274 phòng công vụ được giao theo kế hoạch, huyện đã triển khai thực hiện được 94 phòng học, 104 nhà công vụ cho giáo viên). Các huyện khác, tuỳ vào điều kiện thực tế cũng đã có sự cố gắng nhất định.

 

Các công trình dành cho giáo viên đã giải quyết điều kiện chỗ ở cho giáo viên, từ giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông. Các phòng học mới xây dựng đều được thực hiện theo thiết kế mẫu của tỉnh ban hành, đáp ứng yêu cầu kiên cố, bền vững và tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng theo quy định hiện hành, tạo điều kiện cho nhiều trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và hoàn thiện mạng lưới trường học ở các địa phương trong toàn tỉnh. Đồng chí Trần Văn An, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc cho biết: Dù mức độ đầu tư khác nhau nhưng các công trình của đề án đều đã có khắp 100% số xã trên địa bàn, không chỉ góp phần vào thanh toán các phòng học tạm, các công trình của Đề án đã giúp nhiều trường hoàn thiện yêu cầu xây dựng trường điểm, trường chuẩn của huyện. Trong 227 phòng học và 204 phòng công vụ được giao theo kế hoạch, huyện đã triển khai được 139 phòng học và 165 nhà công vụ. Chất lượng các công trình đều bảo đảm theo tiêu chuẩn, góp phần nâng tỷ lệ phòng học kiên cố lên tới 70%. Trường THCS Phú Cường, một điển hình ở vùng cao, xa trung tâm huyện, nay được xây dựng khang trang, kiên cố (14 phòng nhà 2 tầng). Trong tương lai gần, trường có đủ điều kiện để trở thành trường chuẩn quốc gia. Cô giáo Bùi Thị Nực, hiệu phó trường mầm non Quy Hậu cho biết: Trước đây, trường học nhờ các phòng học tạm cạnh UBND xã. Từ tháng 12/2009, nhờ được xây dựng 3 điểm trường (gồm 2 nhà 2 tầng, các phòng học kiên cố), trường mầm non Quy Hậu đã bảo đảm việc học của 180 cháu.

 

Cũng trong quá trình thực hiện, tỉnh cũng đã nhìn nhận ra những hạn chế cần khắc phục. Trong điều kiện giá cả dao động như hiện nay, việc thực hiện đề án cũng đang gặp một số thách thức không nhỏ. Tỉnh đang nghiên cứu để giải quyết vấn đề: điều chỉnh, bổ sung, xem xét tăng tỷ lệ và mức hỗ trợ suất đầu tư do trượt giá, bổ sung kinh phí cho đề án. Do số vốn đã được phê duyệt không thể giải quyết hết số phòng học, nhà công vụ giáo viên đã được phê duyệt nên tỉnh tiếp tục có kiến nghị với T.Ư cho phép tiếp tục thực hiện đề án đến năm 2015 và bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn thành mục tiêu đề án đã phê duyệt./.

                                                                                   

 

                                                                                         Bùi Huy

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục