Sau ba ngày (từ 2 đến 4-6) diễn ra, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đã kết thúc. Dù vẫn còn một số hạn chế nhưng kỳ thi năm nay đã có những bước tiến đáng kể trong quá trình tổ chức thi. Theo đánh giá bước đầu, kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của ngành giáo dục và đào tạo; đồng thuận, hưởng ứng và ủng hộ tích cực của toàn xã hội.
Theo khẳng định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), kỳ thi năm nay vẫn giữ cơ bản như kỳ thi năm 2010 ở tất cả các khâu tổ chức thi. Ngay từ cuối tháng 3, Bộ GD và ÐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch thời gian năm học nhằm triển khai ôn tập bằng các giải pháp phù hợp từng nhóm đối tượng học sinh giúp các em tự tin dự kỳ thi tốt nghiệp.
Ðể bảo đảm công bằng trong thi, ngành GD và ÐT tiếp tục triển khai trong toàn quốc việc tổ chức thi theo cụm trường, hạn chế thấp nhất việc tổ chức thi theo từng trường riêng lẻ, nhưng không để xảy ra tình trạng thí sinh bỏ thi vì lý do tổ chức thi theo cụm trường. Ðịa điểm thi được bảo đảm về cơ sở vật chất, an toàn cho kỳ thi, thuận tiện cũng như đáp ứng việc nghỉ ngơi, sinh hoạt cho thí sinh đến dự thi và cán bộ coi thi. Ðề thi năm nay được dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông và có 50% số điểm cho yêu cầu thông hiểu và vận dụng kiến thức. Việc soạn thảo và in sao, chuyển đề thi đến các phòng thi được thực hiện tuyệt đối an toàn, bí mật. Theo đánh giá ban đầu, đề thi đã đạt yêu cầu chính xác, khoa học, bám sát yêu cầu của chương trình THPT, kiểm tra được kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức đồng thời phân hóa được trình độ của các đối tượng dự thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay ghi nhận sự phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành GD và ÐT cùng các cấp, các ngành liên quan, nhất là phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội cùng phụ huynh học sinh chung tay giữ gìn an ninh, trật tự, đáp ứng việc ăn, nghỉ, vệ sinh an toàn thực phẩm cho thí sinh dự thi. Sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các lực lượng đã có hiệu quả tích cực, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT nhiều năm trước. Bên cạnh đó, nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa hình chia cắt, giao thông không thuận tiện như Ðác Nông, Ðác Lắc, Bình Thuận, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum... triển khai các giải pháp tích cực trong việc bố trí phương tiện đi lại, nơi ăn, nghỉ hợp lý và hỗ trợ tiền ăn cho thí sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia thi cụm. UBND các tỉnh Lạng Sơn, Gia Lai quyết định trợ giúp một phần kinh phí cho thí sinh dân tộc thiểu số, thí sinh có hoàn cảnh khó khăn dự thi; UBND thành phố Hồ Chí Minh huy động lực lượng thanh niên xung phong hỗ trợ bảo đảm an toàn cho vận chuyển đề thi đến các hội đồng coi thi; Tổng công ty Ðiện lực Hà Nội quyết định không cắt điện cao, trung, hạ thế toàn thành phố trong thời gian thi ở các địa điểm in sao đề thi, chấm thi, phúc khảo, phục vụ tổ chức thi an toàn. Mặt khác, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, nhiều thí sinh ở các địa phương, nhất là địa bàn khó khăn học tập hệ giáo dục thường xuyên, bổ túc văn hóa vượt qua những khó khăn cuộc sống, tuổi tác để dự thi. Ðiều đó không chỉ khẳng định công tác tổ chức thi tốt nghiệp được triển khai kỹ càng mà còn ghi nhận sự nỗ lực trong công tác xây dựng xã hội học tập trên cả nước, góp phần vào mục tiêu nâng cao dân trí.
Tuy nhiên, để kỳ thi thật sự trọn vẹn, ngành GD và ÐT nói riêng, toàn xã hội nói chung cần nỗ lực hơn nữa giảm áp lực kỳ thi. Những con số thống kê về tình trạng học sinh bỏ thi, nhất là trải qua một kỳ ôn thi miệt mài cùng với tâm lý, áp lực kỳ thi khiến khá nhiều thí sinh bị ốm không thể dự thi cũng tăng lên theo từng môn thi. Tình trạng tai nạn giao thông, đến thi chậm, muộn giờ tiếp tục xảy ra cho thấy 'gánh nặng thi cử' vẫn còn nặng nề với mỗi thí sinh, phụ huynh và cả với những người làm công tác thi. Một số cán bộ, giáo viên hạn chế nghiệp vụ, có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu sâu sát trong khi thực hiện nhiệm vụ coi thi.
Ðể kỳ thi năm sau bảo đảm an toàn, hiệu quả, Ban chỉ đạo thi cũng như các hội đồng coi thi, các bậc phụ huynh cần nhắc nhở thí sinh nâng cao ý thức, chủ động đến trước giờ thi; tránh tình trạng chậm, muộn, vội vàng ảnh hưởng không tốt đến buổi thi hoặc không được dự thi. Ðộng viên các em tự tin tham dự kỳ thi và giữ gìn sức khỏe, không nên quá căng thẳng có thể bị ốm không thể dự thi. Tăng cường công tác bảo đảm giao thông, nhất là vào thời điểm thí sinh đi thi hoặc tan giờ thi; tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Tăng cường phổ biến thực hiện tốt quy chế thi cũng như triển khai tốt các phương án dự phòng khi xảy ra sự cố...
Ngành GD và ÐT không chỉ chú trọng vào công tác tổ chức thi mà trong quá trình dạy và học phổ thông cần có sự đổi mới phương pháp nâng cao hiệu quả công tác dạy và học một cách toàn diện, bền vững. Từ đó tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho thí sinh tự tin dự thi, không còn tâm lý lo lắng, nặng về thi cử, góp phần giảm vi phạm quy chế, nâng cao chất lượng kỳ thi. Mặt khác, nâng cao chất lượng giáo dục, việc tổ chức thi tốt nghiệp trở thành công việc bình thường như toàn xã hội mong muốn thì gánh nặng thành tích với các thầy giáo, cô giáo, các trường cũng như các nhà quản lý giáo dục sẽ không còn. Cùng với nâng cao chất lượng giáo dục, trong quá trình tổ chức thi tốt nghiệp, ngành GD và ÐT cần tổng kết, biểu dương khen thưởng những địa phương, những hội đồng thi có phương pháp tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi kịp thời từng ngày thi; thay vì chỉ thống kê những mặt hạn chế, những sai sót, khuyết điểm... nhằm tạo động lực cho những người làm công tác thi cũng như các lực lượng xã hội tham gia giúp sức kỳ thi. Các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ và xử lý kiên quyết tình trạng nhiễu thông tin, phao tin lộ đề thi trong dư luận xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của phụ huynh, học sinh nhằm giảm thấp nhất những áp lực không đáng có của kỳ thi lên thí sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh...
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đã kết thúc. So sánh với các kỳ thi những năm gần đây được đánh giá tổ chức tốt hơn, có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và toàn xã hội tạo những bước đệm quan trọng thúc đẩy các kỳ thi năm sau hiệu quả, chất lượng hơn.
- Số thí sinh dự thi đạt 99,64%, tăng 0,17% so với năm 2010.
- Có 45 thí sinh bị đình chỉ thi, giảm 50% so với năm 2010.
- Có 1.203 thí sinh bị ốm không thể dự thi, tăng hơn gấp hai lần so với năm 2010.
- Ban chỉ đạo thi phổ thông Bộ GD và ÐT) |
PGS, TS Bùi Anh Tuấn, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo thi phổ thông:
Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời của các lực lượng tham gia tổ chức thi đã đạt được hiệu quả tích cực, bảo đảm cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng kế hoạch, khắc phục về căn bản những hạn chế, bất cập trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT nhiều năm trước. |
Theo ND
(HBĐT) - Hôm nay (ngày 3/6), gần 1 vạn thí sinh tỉnh ta bước vào ngày thi thứ 2 với 2 môn: địa lý và sinh học (trong đó, môn sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm).
(HBĐT) - Nằm ở khu vực bờ trái sông Đà thuộc tổ 10, phường Tân Thịnh (TPHB), trường MN Tân Thịnh B từ lâu đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin của các cha, mẹ. Nhà trường đã mang đến cho các bé không gian yên bình, vui tươi trong những giờ học tập, vui chơi thoải mái và lý thú.
Về tin đồn lộ đề thi môn Văn ở Thanh Hóa, Khánh Hòa đã gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển khẳng định với báo chí: “Không có chuyện lộ đề thi”.
7 giờ, khi thí sinh bước vào phòng thi thì ở bên ngoài, các phụ huynh cũng bắt đầu quãng thời gian chờ đợi thắc thỏm.
Chuyện phụ huynh lái ô tô đưa con đi thi không có gì lạ, thậm chí rất dễ bắt gặp trong những ngày thi tốt nghiệp THPT. Một số hình ảnh được PV VietNamNet ghi lại trong ngày thi đầu tiên 2/6 tại Hà Nội.
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh từ các điểm thi, qua ngày thi đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 diễn ra nghiêm túc, an toàn; không có giám thị hay thí sinh nào vi phạm quy chế thi; không có hội đồng thi nào xảy ra tình trạng mất đề, thiếu đề hay có các sự cố khác. Toàn tỉnh có 22 thí sinh bỏ thi (trong đó, có 2 bị ốm). Ở môn ngữ văn và môn vật lý (giáo dục THPT), tỷ lệ thí sinh dự thi chiếm 99,87%; đối với GDTX có tỷ lệ là 99,22%. Ngày 3 và ngày 4/6, các thí sinh thi tiếp các môn địa lý, sinh học, toán, ngoại ngữ và lịch sử.