Tổng kinh phí cho việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) sau năm 2015 được Bộ GD-ĐT dự tính là 70.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, số tiền lớn không đáng lo bằng cách thức sử dụng cho hiệu quả.
Nhiều chuyên gia đã được mời tới dự cuộc họp góp ý cho đề án “Đổi mới CT-SGK phổ thông sau năm 2015” đầu tháng 6 vừa qua đã bày tỏ sự lo ngại về cách thức và lộ trình đổi mới hệ thống giáo dục.
|
Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS Văn Như Cương, tác giả SGK Toán THPT hiện hành là một người được mời dự cuộc họp này với tư cách là một chuyên gia cho biết: dự thảo đề án chỉ đưa ra những định hướng rằng sẽ đổi mới CT-SGK ra sao chưa nói cụ thể là sẽ đổi mới như thế nào.
Dự toán mà đề án này đưa ra là 70.000 tỉ đồng, trong đó có rất nhiều mục phải chi tiền, từ biên soạn và viết SGK, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... với những số tiền rất lớn. Thậm chí, chi cho công tác tuyên truyền cũng gần chục tỉ đồng.
GS Viện sĩ Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục VN mặc dù không được mời tham dự cuộc họp nói trên nhưng cũng bày tỏ: “Tôi có nghe thông tin và cảm thấy băn khoăn không liệu số tiền lớn như vậy thì khi thay sách học sinh có được phát miễn phí SGK hay không?”.
Tuy nhiên, điều mà các chuyên gia bày tỏ sự lo ngại không chỉ dừng ở việc đề án đó sẽ tiêu hết bao nhiêu tiền mà chính lại là cách thức tiêu tiền của đề án đó.
Khâu cuối... làm trước
GS Phạm Minh Hạc cho rằng: Nghị quyết ĐH Đảng XI đặt ra mục tiêu “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”... Tuy nhiên, đến thời điểm này Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố sẽ “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” nước nhà là những vấn đề gì thì làm sao có thể nói đến việc xây dựng CT-SGK mới.
Hiện tại Bộ GD-ĐT chưa trình được đề án cải cách; chiến lược phát triển GD đến 2020 cũng chưa công bố thì việc xây dựng CT-SGK mới sẽ không giải quyết được những bất cập hiện nay
|
||
GS Nguyễn Minh Thuyết | ||
Ông Hạc đặt vấn đề: giả sử hệ thống giáo dục có thay đổi, điều chỉnh thì CT-SGK sẽ phải thay đổi ra sao? Chính vì vậy, theo ông Hạc, vấn đề này phải được thảo luận, trình và có kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Đổi mới căn bản về cái gì, có phải là hệ thống, đội ngũ, hay CT-SGK. Chưa bàn thì làm sao biết được CT-SGK sẽ ra sao?
Đồng quan điểm này, GS Nguyễn Minh Thuyết - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội ủng hộ việc đổi mới CT-SGK nhưng không tán thành cách làm ngược của Bộ GD-ĐT. GS Thuyết nêu rõ: Việc xây dựng CT-SGK phải làm sau việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo Nghị quyết của Đảng.
PGS Văn Như Cương chỉ rõ: “Lẽ ra việc biên soạn CT-SGK phải là khâu cuối cùng của quy trình đổi mới toàn diện và triệt để nền giáo dục phổ thông. Theo đúng quy trình, chắc chắn sẽ phải có Nghị quyết của Bộ Chính trị để làm công việc này. Tôi hình dung là buộc phải có một kế hoạch đổi mới một cách toàn diện về mọi mặt, từ cơ cấu của hệ thống, quan niệm, triết lý giáo dục...”.
Sau đó, việc quan trọng thứ hai là ấn định chiến lược giáo dục trong thời kỳ đổi mới, cải cách đó. Làm được những gì, làm được đến đâu... phải được thể hiện trong chiến lược giáo dục. Làm xong hai khâu then chốt đó rồi mới có thể tính đến việc cụ thể hóa như thế nào về CT-SGK. GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh: Hiện tại Bộ GD-ĐT chưa trình được đề án cải cách, chiến lược phát triển GD đến 2020 cũng chưa công bố thì việc xây dựng CT-SGK mới không giải quyết được những bất cập hiện nay.
Đề án “Đổi mới CT-SGK sau 2015” dự toán tổng kinh phí là 70.000 tỉ đồng. Trong đó, dự chi cho việc biên soạn CT-SGK mới chỉ là 962 tỉ đồng; xây dựng cơ sở vật chất, trường học 35 ngàn tỉ đồng; mua sắm trang thiết bị thí nghiệm hơn 30 ngàn tỉ; đào tạo bồi dưỡng giáo viên 397 tỉ đồng... |
Về tổng thể, PGS Văn Như Cương nhận xét: “Làm SGK mà thiếu một kế hoạch đổi mới, một chiến lược giáo dục toàn diện thì quả là mạo hiểm”.
“Nhà dột” phải sửa
GS Phạm Minh Hạc khẳng định, phải chờ đến khi xác định rõ đổi mới toàn diện mục tiêu GD-ĐT ra sao thì mới bàn đến việc xây dựng CT-SGK. Tuy nhiên, để tránh thiệt thòi cho học sinh hiện nay thì phải sửa ngay những sai lầm hiển hiện trong SGK hiện hành. GS cho biết: “Tôi đã hai lần trình bày trực tiếp với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; ngày 23.3 vừa qua tôi cũng trực tiếp có buổi làm việc và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về 3 vấn đề cần phải đổi mới của nền giáo dục hiện nay: về cơ sở vật chất, đội ngũ, và sửa SGK hiện hành. Trong lúc chờ kiến thiết lại cái “nhà mới” thì buộc phải che chắn những chỗ “dột” hiện hành. SGK các môn khoa học tự nhiên, tự nhiên xã hội, đạo đức là phải sửa ngay, không chần chừ nữa”.
PGS Cương cũng cho rằng: thời điểm này, Bộ GD-DT chỉ nên nghĩ cách làm sao để CT-SGK hiện hành đỡ nặng, quá tải đối với học sinh. Việc này ít tốn kém hơn nhiều. Còn đi xây dựng một CT-SGK trong khi chưa thực hiện việc cải cách GD thì chưa thể giải quyết được vấn đề gì, nếu không muốn nói là lãng phí vô ích.
Theo Thanhnien
Ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định thành lập các đoàn thanh tra việc chấm thi phúc khảo. Theo quy chế, thí sinh có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình của lớp 12 môn ấy là 1 điểm trở lên.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Andreas Fogh Rasmussen ngày 6/6 cho biết kể từ khi nhận nhiệm vụ chỉ huy lực lượng liên quân quốc tế thực thi Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), NATO luôn giữ tần suất hoạt động cao với tổng cộng trên 10.000 lượt xuất kích, và đã phá hủy 1.800 mục tiêu quân sự thuộc lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.
Sau khi báo điện tử Dân trí đăng bài “Giật mình với kẹo thuốc lá “đầu độc” học sinh ngay tại cổng trường”, ngày 6/6, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các Sở GD-ĐT yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống tác hại của thuốc lá đối với học sinh.
Sau ba ngày (từ 2 đến 4-6) diễn ra, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đã kết thúc. Dù vẫn còn một số hạn chế nhưng kỳ thi năm nay đã có những bước tiến đáng kể trong quá trình tổ chức thi. Theo đánh giá bước đầu, kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của ngành giáo dục và đào tạo; đồng thuận, hưởng ứng và ủng hộ tích cực của toàn xã hội.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 đã kết thúc và được Bộ GD- ĐT đánh giá nghiêm túc, an toàn, đúng kế hoạch, khắc phục những hạn chế, bất cập các năm trước. Thế nhưng, dư luận lo lắng hiệu quả của kỳ thi cụm khi số lượng thí sinh gặp tai nạn giao thông khi đi thi tăng gần gấp đôi so với năm trước.
Vẫn còn một hướng đi giúp học sinh (HS) không đậu tốt nghiệp có thể tiếp tục con đường học hành để tiến thân. Trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trung cấp nghề (TCN) luôn rộng cửa với nhiều ngành nghề xã hội cần