Sẽ giảm khoảng 320.000 sinh viên nội thành ra vùng quy hoạch
Theo tính toán của Bộ GD- ĐT, để di dời các trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành đối với Hà Nội, cần khoảng 44.800 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 240 triệu USD), Đối với TPHCM, cần khoảng 47.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 300 triệu USD).
Giảm mật độ sinh viên trong nội thành
Quy hoạch xây dựng hệ thống các trường ĐH, CĐ, vùng thủ đô Hà Nội và vùng TPHCM nhằm thiết lập đầu bài để thực hiện mục tiêu lớn của Chính phủ, giai đoạn tới năm 2020 cả nước đạt 4,5 triệu sinh viên theo Quyết định số 121/2007 của Chính phủ và từng bước thực hiện chủ trương và Định hướng phát triển không gian vùng Thủ đô Hà Nội và vùng TPHCM đã được Chính phủ thông qua.
Tại Hà Nội sẽ giảm mật độ SV trong nội thành Hà Nội giảm từ 478.856 SV năm 2011 xuống còn khoảng 150.000 SV vào năm 2030. Như vậy, giảm 2/3 tổng số sinh viên ĐH, CĐ đang học ở các cơ sở đào tạo trong nội thành hiện nay ra các khu quy hoạch và theo đó, cần giảm khoảng 320.000 SV, tương đương với số trường cần phải di dời là khoảng 40 trường.
Tương tự, tại TPHCM số trường di dời cũng sẽ khoảng 40 trường. Giảm mật độ SV đại học từ 516.544 năm 2011 xuống còn khoảng 170.000 SV vào năm 2030. Theo đó, 2/3 tổng số sinh viên ĐH, CĐ đang học ở các sở đào tạo trong nội thành hiện nay ra các khu quy hoạch.
Về tiêu chí lựa chọn các trường thuộc diện di dời, đồng nhất với ý kiến của Bộ Xây dựng. Theo Bộ GD-ĐT là những trường ĐH, CĐ có vị trí nằm trong khu vực nội thành thành phố có các ngành/nghề đào tạo chủ yếu không bao gồm lĩnh vực đào tạo năng khiếu nghệ thuật, âm nhạc, mỹ thuật và các ngành năng khiếu đặc thù khác với quy mô tuyển sinh đào tạo hàng năm ít.
Các trường ĐH, CĐ không thuộc đối tượng là các công trình văn hóa, khoa học, lịch sử và truyền thống cách mạng cần được lưu giữ, bảo tồn, bảo quản và tôn tạo. Trường ĐH, CĐ có hạ tầng trong trường không bảo đảm diện tích các công trình về thể chất theo quy chuẩn và tiêu chuẩn và hạ tầng bên ngoài nhà trường không đảm bảo, hoặc gây ảnh hưởng đến sự quá tải của hạ tầng đô thị…
Với TPHCM, tiêu chí các trường thuộc diện di dời tương tự như trên và có thêm 2 tiêu chí nữa là trường ĐH,CĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng; trường ĐH, CĐ có từ 2 cơ sở đào tạo trong nội thành trở lên.
Cần hơn 91.000 tỷ đồng để di dời các trường
Về đất đai để di dời các trường, theo Bộ GD-ĐT, TP Hà Nội sẽ cần tối thiểu khoảng 3.500 ha, TPHCM cần 1.750 ha cho việc di dời các trường ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phê duyệt quy hoạch đất đai cho các khu ĐH tập trung ở vùng thủ đô, vùng TPHCM và các vùng kinh tế trọng điểm để triển khai xây dựng các trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo chất lượng cao.
Đặc biệt về tài chính, theo tính toán của Bộ GD- ĐT để di dời các trường ĐH, CĐ. Đối với Hà Nội, cần khoảng 44.800 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 240 triệu USD), Đối với TPHCM, cần khoảng 47.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 300 triệu USD); bình quân 50 - 60 triệu USD/trường; trường hợp phải đền bù giải phóng mặt bằng khái toán này sẽ tăng gấp đôi.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, trước mắt, giai đoạn 2011 - 2015, mỗi thành phố sẽ thí điểm di dời 5 trường với nhu cầu vốn khoảng 600 triệu USD (300 triệu USD/1 thành phố). Nếu tính cả chi phí giải phóng mặt bằng sẽ tăng lên 1.200 USD.
Giữ lại các trường đại học có truyền thống lịch sử
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ GD-ĐT và Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện báo cáo quy hoạch mạng lưới theo hướng chi tiết hơn, chậm nhất 20/6 trình Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT tiếp tục bàn bạc với UBND TP Hà Nội và TPHCM về tiến độ di dời, nhưng không nên kéo dài tới 2030 mà chậm nhất ch ỉ đến năm 2025.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giữ lại các trường đại học lớn có truyền thống lịch sử với kiến trúc đẹp trong nội đô của 2 thành phố.
Trước 10/7, Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch xây dựng các trường ĐH, CĐ thuộc thành phố Hà Nội và TPHCM.
Theo DanTri
Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư liên tịch 29 về thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 853/QÐ-TTg, điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên (HS, SV), thay thế Quyết định 2077/QÐ-TTg ngày 15-11-2010.
Ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định thành lập các đoàn thanh tra việc chấm thi phúc khảo. Theo quy chế, thí sinh có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình của lớp 12 môn ấy là 1 điểm trở lên.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Andreas Fogh Rasmussen ngày 6/6 cho biết kể từ khi nhận nhiệm vụ chỉ huy lực lượng liên quân quốc tế thực thi Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), NATO luôn giữ tần suất hoạt động cao với tổng cộng trên 10.000 lượt xuất kích, và đã phá hủy 1.800 mục tiêu quân sự thuộc lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.
Sau khi báo điện tử Dân trí đăng bài “Giật mình với kẹo thuốc lá “đầu độc” học sinh ngay tại cổng trường”, ngày 6/6, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các Sở GD-ĐT yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống tác hại của thuốc lá đối với học sinh.
Sau ba ngày (từ 2 đến 4-6) diễn ra, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đã kết thúc. Dù vẫn còn một số hạn chế nhưng kỳ thi năm nay đã có những bước tiến đáng kể trong quá trình tổ chức thi. Theo đánh giá bước đầu, kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của ngành giáo dục và đào tạo; đồng thuận, hưởng ứng và ủng hộ tích cực của toàn xã hội.