Từ 9/6, ngành giáo dục bắt đầu bắt tay vào chấm thi tốt nghiệp THPT 2011. Theo phản ánh của giáo viên chấm thi, đề thi năm nay không khó nên hầu hết thí sinh đều làm được bài và điểm thi khá cao ở nhiều môn.

 

Bài văn đầu tiên đạt 9,5 điểm
Kỳ thi này, tỉnh Quảng Ngãi chấm thi chéo bài thi của học sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nhận định của nhiều giáo viên chấm thi cho hay, (có lẽ) thí sinh Thừa Thiên - Huế học các môn xã hội bài bản hơn nên tình trạng bài viết ngô nghê rất ít.


Giáo viên đang làm nhiệm vụ hấm thi tốt nghiệp năm  2011 (Ảnh Dân việt)

Ngày đầu chấm thi môn Văn đã xuất hiện một bài viết mà cả 3 giám khảo (2 giám khảo chấm lần 1, lần 2 và thanh tra chấm thi) đều thống nhất cho 9,5 điểm. Bài thi chưa ghép phách nên chưa biết của thí sinh nào. Ông H.N.T, giáo viên chấm thi cho hay, đây là bài viết rất tốt. Thí sinh viết có cảm xúc, nhất là câu 2 (câu nghị luận xã hội).

“Câu chữ không triết lý sâu xa mà rất hồn nhiên của học trò, trong sáng, đầy hoài bão và có năng lực phân tích. Bài nghị luận này, thí sinh chứng minh khá rộng và thuyết phục về việc chọn nghề ảnh hưởng thế nào tới tương lai. Trong đó có kể câu chuyện về Bill Gate, ông chủ của Hãng Microsoft, về sự lựa chọn nghề của ông trên cơ sở đam mê, yêu thích và có khả năng phán đoán của ông với tương lai của máy tính… Bài viết cũng có so sánh với cách chọn nghề có phần vô trách nhiệm của học sinh hiện nay”- thầy T nói.

Một giáo viên bộ môn Toán ở một trường THPT thuộc thành phố Cần Thơ cho biết: Năm nay, đơn vị chấm bài thi tự luận của Cần Thơ là giáo viên tỉnh Sóc Trăng. Kết quả chấm thi môn Toán có điểm rất cao.

Ngày đầu (8.6) chấm thử 15 bài thì hầu hết đều trên trung bình, còn những ngày sau, tần số điểm cao ngày càng nhiều, thậm chí điểm từ 8-10 chiếm tỉ lệ cao. Còn môn Văn – môn thường đứng đầu về số điểm 0,1 điểm thi năm nay cũng được cải thiện, trong đó số điểm 8-9 cũng khá nhiều so với năm trước.

"Chuẩn chung, chuẩn riêng"

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, một số giáo viên dạy bộ môn Văn ở Vĩnh Long cho biết: Sau khi thi xong, ngành giáo dục các tỉnh ĐBSCL tổ chức “hội ý” các lãnh đạo chấm ở bộ môn Văn để “thống nhất” đáp án cho khu vực này.

Cụ thể, ở câu 1 (phần chung cho tất cả các thí sinh), theo hướng dẫn chấm của Bộ GDĐT: Trong đoạn cuối truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?

Tại Vĩnh Long, thầy M.V.H - giám khảo chấm môn Văn chia sẻ, môn Văn của học sinh đạt điểm trên trung bình khá cao, ngày đầu chấm chung 15 bài thì có 9 bài trên trung bình. Ở những môn thi tự luận như Lịch sử, Địa lý điểm cũng khá cao và có tương đối nhiều điểm từ 8-9.

Đáp án là: Những hình ảnh thường hiện lên là:

+ Màu hồng hồng của ánh sương mai.

+ Người đàn bà vùng biển (người đàn bà làng chài) bước ra từ tấm ảnh.

- Những hình ảnh đó nói lên:

+ Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống.

+ Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người.

Nếu thí sinh làm trọn vẹn thì được 2 điểm. Nhưng theo thống nhất của khu vực ĐBSCL, nếu thí sinh làm được: Màu hồng hồng/ánh sương mai/người đàn bà/chiếc thuyền… cũng đạt số điểm là 1.

Còn ở câu số 3 phân tích đoạn thơ trong bài “Tây tiến” của Quang Dũng (chương trình cơ bản) và phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân (chương trình nâng cao), nếu học sinh làm câu 3a mà diễn xuôi đoạn thơ cũng có từ 2-3 điểm. Câu số 3b, học sinh phân tích cả 3 nhân vật (bà cụ Tứ, Tràng, cô vợ nhặt) thì chấm phần phân tích nhân vật Tràng.

Một giáo viên ở An Giang cho biết: “Với đáp án này thì giám khảo chấm cũng nhẹ nhàng, còn học sinh sẽ có điểm cao nhưng cũng khó cho giám khảo khi thực hiện chấm bài, nhất là với những bài được Thanh tra chấm của Bộ chấm lại”.

Thế nhưng, điều này chắc khó phát hiện bởi Thanh tra chấm thi của Bộ GDĐT nhưng thực chất cũng là của ngành giáo dục ở khu vực ĐBSCL nên có thể cũng đã được quán triệt tinh thần đó.

                                                                         TheoVietNamNet

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục