Đổi mới hệ thống sư phạm đào tạo giáo viên là một trong những việc rất cần được triển khai trước. Trong ảnh: tân cử nhân Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong ngày nhận bằng tốt nghiệp - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đổi mới hệ thống sư phạm đào tạo giáo viên là một trong những việc rất cần được triển khai trước. Trong ảnh: tân cử nhân Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong ngày nhận bằng tốt nghiệp - Ảnh: NHƯ HÙNG

Không thể hiện được tinh thần đổi mới, cũng không có những giải pháp thực hiện mang tính đột phá, đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) sau năm 2015 đang được Bộ GD-ĐT xây dựng thiếu những cơ sở nền tảng và theo một quy trình ngược.

 

Đó là nhận xét của GS-TSKH Nguyễn Kế Hào (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học. GS Nguyễn Kế Hào là thành viên của nhóm nhà khoa học, chuyên gia của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật VN đã tham dự cuộc hội thảo đóng góp ý kiến cho bản đề án của Bộ GD-ĐT vừa được tổ chức tại Hà Nội.

GS Hào cho rằng: Đề án không có gì mới, không phải là một bước đột phá để có thể đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, lại càng chưa đạt đến tầm “cải cách giáo dục”. Chính vì vậy, tôi thấy mình phải có trách nhiệm của một công dân và lương tâm của một nhà giáo lên tiếng.

Cần một giai đoạnquá độ

* Có phải Bộ GD-ĐT xây dựng đề án chưa đúng thời điểm, chưa phù hợp với lộ trình hoạch định chiến lược phát triển giáo dục?

- Tôi coi bản dự thảo đề án như một bản sơ thảo dự phòng trước về một công đoạn chơi vơi ở khoảng giữa của một hệ thống công việc trong một chỉnh thể. Với hiện trạng hiện nay chưa thể coi đây là đề án của bộ trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội. Bản thảo này chơi vơi vì chưa có điểm tựa cơ bản: chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 chưa có, chưa có triết lý giáo dục rõ ràng... Nghĩa là Bộ GD-ĐT cần phải làm một số công việc chuẩn bị cơ bản, những đề án làm tiền đề sau đó mới có thể bắt tay vào đề án trọng điểm quốc gia này.

70.000 tỉ đồng mới chỉ là khái toán

Sau khi Tuổi Trẻ có bài viết về 70.000 tỉ đồng cho một dự án giáo dục, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Tuổi Trẻ thông tin chính thức về đề án trên. Trong công văn này, Bộ GD-ĐT giải thích về việc cần đổi mới chương trình - SGK phổ thông, những điểm chính trong định hướng đổi mới lần này. Bộ GD-ĐT cũng giải thích về số tiền 70.000 tỉ đồng mới chỉ là khái toán trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo, còn có những điều chỉnh trước khi trình các cấp thẩm quyền quyết định. Đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT có thông tin cụ thể và chính thức về đề án trên với công luận.

Riêng về chương trình, SGK, theo tôi, cần làm theo trình tự: Trước hết phải xác định triết lý giáo dục. Tiếp đến là xây dựng hệ thống giáo dục mới, trong đó phải giải quyết được những vấn đề thực tế giáo dục phổ thông đang đặt ra như chương trình giáo dục phổ thông của VN nên là 11 hay 12 năm (hoặc 11+1 năm nhằm phân luồng học sinh sau trung học), tiểu học vẫn là năm năm hay thành sáu năm, THPT theo phương án phân ban hay phân hóa, tự chọn... Phải xây dựng mục tiêu giáo dục cả phổ thông và từng cấp học, lớp học; kế hoạch dạy học; xây dựng được chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học, yêu cầu tối thiểu về các hoạt động giáo dục.

Những công việc trên phải huy động lực lượng, trí tuệ toàn ngành để chọn ra một nhóm chuyên gia giúp việc thực hiện một cách nghiêm túc. Sau khi làm được những công việc kể trên mới nên bắt tay vào biên soạn SGK, tài liệu dạy và học, các mẫu về thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học.

Cấp bách là giảm tải

* Như vậy GS vẫn ủng hộ chủ trương phải làm chương trình, SGK phổ thông mới?

- Vẫn phải làm chương trình, SGK mới chứ. Nhưng cách làm, quy trình, thời điểm... thì không thể như đề án trên. Chính bộ trưởng Bộ GD-ĐT chứ không phải ai khác phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm, là tổng chỉ huy của đề án trọng điểm quốc gia này. Và công việc này phải được đầu tư nhân lực xứng tầm ngay từ khâu xây dựng kế hoạch, đề án.

Theo tôi, công cuộc đổi mới giáo dục “căn bản và toàn diện giáo dục” sau năm 2015 phải chia làm hai giai đoạn. Trước mắt từ nay và trong một hai năm tới có thể tạm gọi là giai đoạn quá độ và Bộ GD-ĐT phải làm ngay một số việc.

Đầu tiên phải có tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học về công cuộc đổi mới giáo dục theo nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X. Đó chính là đánh giá về hiệu quả, tồn tại của chương trình, SGK hiện hành, chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay, những bất hợp lý cần khắc phục trong hệ thống giáo dục phổ thông... Một công việc quan trọng cần làm ngay, theo tôi, là phải cấp bách giảm tải ở các lớp học, cấp học phổ thông.

Đồng thời phải triển khai ngay việc đổi mới cơ bản hệ thống sư phạm đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vì sư phạm phải đi trước một bước. Bên cạnh đó, cần đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các cấp, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, có cơ chế thông thoáng hơn...

Những việc cần làm ngay trong giai đoạn 2011-2014 nhằm đưa giáo dục vào quỹ đạo ổn định, từng bước lành mạnh để sẵn sàng chuyển sang giai đoạn mới. Đồng thời với các công việc trên, chúng ta thực hiện những việc chuẩn bị cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông như về điều kiện cơ sở vật chất - thiết bị, về tâm lý nhà giáo và người dân để tạo được sự đồng thuận trong xã hội khi chính thức tiến hành cuộc đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015.

 

                                                                                  Theo TuoiTre

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục