Các thí sinh trước ngưỡng cửa thi đại học.

Các thí sinh trước ngưỡng cửa thi đại học.

“Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái”... Vậy vào đại học có phải con đường duy nhất để bạn thực hiện ước mơ? Bạn chuẩn bị tinh thần ra sao trước kỳ thi sắp tới? Ai là điểm tựa tinh thần của bạn?

 

Chỉ còn 10 ngày nữa, kỳ thi đại học năm 2011 bắt đầu, Thạc sĩ tâm lý Trần Thức, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Trung Quốc đã có bài viết gửi tới Dân trí, chia sẻ, động viên tới các thí sinh cần vững tâm vượt qua khó khăn trước mắt, vững tâm bước vào kỳ thi với tâm thế tự tin.

Các thí sinh trước ngưỡng cửa thi đại học.
 
Xin được bắt đầu những dòng viết này bằng việc dẫn ý của tác giả Kim Woo Choong trong một tác phẩm nổi tiếng mà rất nhiều người trẻ trong chúng ta từng đọc. Tôi nghĩ đến câu nói này trong bối cảnh kỳ thi đại học của chúng ta đang đến rất gần và đang có hàng triệu con người vất vả sớm khuya đèn sách và cũng ngần đấy các bậc cha mẹ trên khắp đất nước Việt Nam lo toan và hy vọng.

Vậy vào đại học có phải con đường duy nhất để bạn thực hiện ước mơ?

Câu hỏi này không còn mới mẻ và bài viết này không có ý bình luận cái gì là đúng sai. Bởi ước mơ của mỗi cá nhân hay kỳ vọng của mỗi gia đình cần được tôn trọng. Người viết cũng như rất nhiều người khác, đang muốn cổ vũ tinh thần các bạn. Vì thế chia sẻ với thí sinh về áp lực, những thử thách trước và sau một kỳ thi đại học mới là mục đích của bài viết.

Mơ ước và hoài bão luôn có vai trò định hướng đối với cuộc đời mỗi người, nó được ví như bánh lái của một con tàu vậy. Dù ước mơ của chúng ta được thể hiện khác nhau nhưng suy cho cùng đều phản ánh mong muốn chính đáng của mỗi người là có công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập, phát triển bản thân và xã hội... Có nhiều bước đi để đạt được điều này. Và như thế, vào đại học cũng chỉ là một con đường. Tất nhiên “con đường đại học” có sức hấp dẫn riêng của của nó. Đặc biệt khi nó là kỳ vọng của gia đình, cũng như một phần không nhỏ trong dư luận xã hội. Nhiều năm trở lại đây, tốt nghiệp cấp III sau đó thi đại học đã gần như là logic. Có điều logic này, sự phù hợp của nó không phải với mọi học sinh tốt nghiệp phổ thông. Mỗi cá nhân là một con người có những khả năng khác nhau. Vì thế cách chúng ta tạo dựng sự nghiệp nó cần phù hợp với từng cá nhân cụ thể.

Ai đang lái “con thuyền” cuộc đời của bạn?

Câu hỏi này có lẽ đặt ra là không cần thiết với nhiều bạn. Nhưng trong những tình huống cụ thể, chúng ta vẫn nên thẳng thắn trả lời nó. Sự chủ động của mỗi cá nhân bao giờ cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể trong thành công. Mười tám tuổi, chúng ta thực sự chín chắn nhưng dứt khoát không còn là một đứa trẻ.

Tôi may mắn được biết một người đàn ông thành đạt. Anh nói với tôi rằng anh đã may mắn xin được một suất học bổng du học cho cậu con trai đang học lớp 10. Nhưng khi đem câu chuyện ra nói với con, cậu con trai đã nói “Bố cứ để con học ở Việt Nam, con hứa sẽ học giỏi, rồi con sẽ du học sau...”. Tôi hỏi cuối cùng anh bảo cháu sao, anh bảo đã nói với con mình rằng “Con quyết định thế thì bố tôn trọng, nhưng bố nói thật bố thấy hơi buồn”. Tôi hiểu cái cảm giác “hơi buồn” rất thật của anh, một cơ hội học tập như thế không phải lúc nào cũng có. Nhưng tôi thấy khâm phục anh và nhất là cậu con trai... Người ta không có sự sáng tạo nếu thiếu đi niềm đam mê, và khi được không được tự quyết định người ta ít thể hiện trách nhiệm tích cực.

Chọn cho mình một hướng đi để thực hiện ước mơ hoài bão là điều khó nhưng không vì thế mà bạn trở nên thụ động, bởi đơn giản chính bạn phải là người làm chủ và chịu trách nhiệm về mình.

Bạn chuẩn bị tinh thần ra sao trước kỳ thi sắp tới?

Bạn đang trong một thời kỳ rất căng thẳng và mệt mỏi. Nếu được góp ý, tôi cũng sẽ nói với bạn mọi người vẫn nói: Hãy ôn tập một cách khoa học nhất. Não bộ của chúng ta không phải là một cỗ máy vạn năng. Vì thế ta cần giữa ôn tập và thư giãn nghỉ ngơi hợp lý.

Bạn có thể xem về cách kỹ thuật thư giãn, giảm căng thẳng... trên Internet, sách báo tạp chí hay những người có chuyên môn. Trong việc giảm căng thẳng, có những kỹ thuật tuy rất đơn giản nhưng tác dụng lại không hề nhỏ. Và bạn đừng quên nếu có vấn đề về sức khỏe xảy ra ở thời điểm quan trọng, đó là một sự đáng tiếc lớn. Và còn một vấn đề đó là kết quả kỳ thi. Có thể đây là một vấn đề nhạy cảm nếu đặt ra ở thời điểm này, nhưng với sự chuẩn bị tâm lý nghiêm túc chúng ta luôn tính đến mọi tình huống.

Cha mẹ cần luôn là điểm tựa tinh thần cho con cái

Con cái luôn là niềm hy vọng lớn của tất cả các bậc cha mẹ. Sự kỳ vọng vào con đường học tập của con là cần thiết và chính đáng. Nhưng sự kỳ vọng quá mức dẫn đến áp lực tinh thần quá lớn cho con cái trong học tập là điều cần tránh. Quan tâm không có nghĩa là làm thay hay áp đặt.

Một kỳ thi đại học đang đến gần, các bậc cha mẹ có lẽ cũng ở trong một trạng thái như con em mình, đầy lo âu và hy vọng. Đôi khi chính chúng ta cũng phải chuẩn bị tâm thế cho mình trước một kỳ thi mà việc thành công hay thất bại đều có thể xảy ra. Hãy đồng cảm với những khó khăn và thử thách mà con em mình đã và đang trải quan. Hiểu con, luôn bên cạnh con cái trong những thời khắc khó khăn là một tiêu chí quan trọng để thể hiện tình thương.

Cuối cùng, chúng ta cùng chúc các bạn thí sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi của mình!

 

                                                                                       Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trường MN Hoa Hồng xã Thống Nhất (TPHB) được đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ đáp ứng nhu cầu nuôi, dạy trẻ.
SV Trịnh Thái Hà tự tin bảo vệ khóa luận bằng tiếng Anh trước Hội đồng bảo vệ

Chất lượng giáo dục không là Phù Đổng

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cũng như nhiều năm qua đã đạt độ tin cậy thấp, mục tiêu đặt ra đã không khả thi

Tiếp tục thí điểm đào tạo ngành Quản trị - Luật

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định chấp thuận giao Trường ĐH Luật TPHCM tiếp tục thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Quản trị - Luật trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. Theo đó, đơn vị này được tự chủ xác định chỉ tiêu, tuyển sinh, tổ chức xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các nước tiên tiến, đồng thời kết thúc mỗi khóa trường phải báo cáo, đánh giá quá trình đào tạo cũng như kết việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp về Bộ GD-ĐT.

Nhận đơn phúc khảo bài thi tốt nghiệp đến 24.6

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thông báo về quy định phúc khảo đối với bài thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, thí sinh được quyền phúc khảo bài thi với điều kiện điểm bài thi phải thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó là 1,0 điểm.

Yên Thủy: Có thêm 120 kỹ sư kinh tế nông nghiệp

(HBĐT) - Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trường Trung học kinh tế - kỹ thuật tỉnh, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội vừa tổ chức lễ bế giảng, trao bằng tốt nghiệp lớp đại học kinh tế nông nghiệp khóa 3 hệ vừa làm, vừa học, niên khóa 2007-2011 của huyện Yên Thủy cho 120 sinh viên.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 thành công về nhiều mặt

(HBĐT) - Đã qua cái thời, tại mổi buổi thi tốt nghiệp THPT(nhất là buổi thi môn toán hoặc buổi thi cuối cùng), người nhà thí sinh tụ đông trước cổng các điểm thi. Vậy mà đến năm thứ 3 (năm 2011) liên tiếp được đi tìm hiểu công tác thi ở các điểm thi ở hầu hết các huyện trong tỉnh, vẫn có cảm giác bất ngờ vì các điểm thi bây giờ yên ắng và nghiêm túc thật sự. Ở các điểm thi như: THPT Thạch Yên, THPT Cao Phong, TTGDTX Mai Châu, THPT Mai Châu, THPT Thạch Bi, Lũng Vân…mọi công việc diễn ra tuần tự, bài bản và có hiệu quả rõ rệt…

Thắp sáng ước mơ nghề báo

Nhà báo kỳ cựu Hữu Thọ và cây bút phóng sự Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ kinh nghiệm nghề báo và truyền lửa cho các nhà báo tương lai tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục