Người học theo hình thức giáo dục từ xa chủ yếu là tự học qua học liệu nhưng do thiếu học liệu nên nảy sinh nghịch lý: Đào tạo từ xa nhưng chủ yếu phải học tập trung

 
Theo học bằng hình thức giáo dục từ xa để lấy bằng ĐH là hình thức đang ngày càng thu hút nhiều người bởi các trường không thi tuyển mà chỉ xét tuyển đối với đối tượng tốt nghiệp THPT hoặc các cấp học tương đương. Tuy nhiên, việc đào tạo này lại đang gặp không ít khó khăn.

 
Quá ít giáo trình

 
Khó khăn là bởi người học theo hình thức giáo dục từ xa chủ yếu là tự học qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng tiếng, CD-Rom, phần mềm vi tính; sử dụng các phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng internet dưới sự tổ chức, trợ giúp của nhà trường… Nhưng thực tế hiện nay, nhiều trường còn rất thiếu học liệu.

Sinh viên hệ đào tạo từ xa của Trường ĐH Bình Dương trong một tiết học. (Ảnh từ Website của Trường ĐH Bình Dương)

Ông Phan Huy Củng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ xa của Trường ĐH Cần Thơ, cho biết hiện trung tâm được phép đào tạo từ xa 7 ngành và 3 chuyên ngành, chương trình đào tạo giống như hệ chính quy với tổng số 112 tín chỉ/chương trình. Tuy nhiên, trung tâm mới chỉ có 153 giáo trình được biên soạn dưới dạng tài liệu hướng dẫn học tập và phát hành 41 giáo trình cho sinh viên đào tạo từ xa. Ông Củng khẳng định tài liệu học tập và giáo trình như vậy thì chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu học tập.

Là một trong những ĐH đầu tiên thực hiện đào tạo từ xa và đến nay đã đào tạo được hơn 85.000 sinh viên tốt nghiệp với 16 chuyên ngành, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ xa của ĐH Huế, hiện trung tâm này mới có khoảng 400 giáo trình biên soạn riêng cho hệ đào tạo từ xa. Với số lượng như vậy không thể đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo. Do vậy, những môn nào nếu chưa có giáo trình riêng thì trường dùng giáo trình của hệ chính quy.

Ông Hồ Hữu Trí, Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ xa của Trường ĐH Mở TPHCM, cũng cho biết hiện sinh viên đào tạo từ xa của trường chủ yếu học qua đề cương bài giảng do giảng viên cung cấp.
 
Kho học liệu được các trường cập nhật trên mạng dành cho sinh viên đào tạo từ xa là một trong những nguồn tài liệu rất quan trọng để sinh viên tiếp cận. Thế nhưng hiện số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo được các trường cập nhật cũng rất hạn chế. Hiện trang web của Phân hiệu Đào tạo không chính quy của Trường ĐH Bình Dương cũng chỉ mới cập nhật được 71 bài giảng tóm tắt, 7 đề cương ôn tập tốt nghiệp và 2 tài liệu hướng dẫn thực tập cho sinh viên. Tương tự, số tài liệu hiện có tại thư viện trực tuyến ở Trung tâm Đào tạo từ xa của ĐH Huế cũng mới chỉ ở con số 60, trong đó chủ yếu là giáo trình, còn tài liệu tham khảo chỉ có 5 tài liệu; số bài giảng điện tử theo hình thức video clip có khoảng gần 200 và cũng chỉ giới hạn ở một số bộ môn…

Chính quy nhưng thiếu kinh nghiệm

Đại diện của nhiều trường cho biết giáo trình cho hệ đào tạo từ xa cần phải được biên soạn riêng bởi ở hình thức đào tạo này, sinh viên phải tự học là chính, thời lượng lên lớp rất ít nên giáo trình cũng phải biên soạn cho phù hợp chứ không thể dùng chung giáo trình của hệ chính quy. Tuy nhiên, tại các trường, việc biên soạn giáo trình, xây dựng học liệu cũng chỉ có thể thực hiện theo kiểu đào tạo đến đâu làm giáo trình đến đó.
Ông Phan Huy Củng cho biết trung tâm đào tạo từ xa hoạt động theo hình thức lấy thu bù chi nên còn gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính. Thời gian vừa qua, Trường ĐH Cần Thơ phải ứng trước cho trung tâm 1 tỉ đồng để làm giáo trình, học liệu nhưng cũng chỉ có thể làm theo hình thức cuốn chiếu vì việc làm giáo trình đòi hỏi phải có chuyên môn, mà đây lại là một loại hình đào tạo mới, giảng viên  chủ yếu là của hệ chính quy nên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy hệ đào tạo từ xa, chưa nói đến việc viết giáo trình riêng cho hệ này.

Chính vì học liệu thiếu thốn nên hình thức học này chưa phát huy hết hiệu quả. Việc tài liệu không đáp ứng nhu cầu của người học đã dẫn đến tình trạng sinh viên lười biếng, thiếu chủ động trong học tập. Bên cạnh đó, ưu thế của hình thức đào tạo này là phần lớn thời gian đào tạo có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt không gian và thời gian không được phát huy.

Vì những lý do trên mà có một nghịch lý đang nảy sinh là tại nhiều trường, việc đào tạo từ xa lại theo hình thức học… tập trung. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, nhiều sinh viên ở những vùng sâu, vùng xa không dễ tiếp cận được tài liệu trên mạng hay trên truyền hình do thiếu thiết bị, vì vậy trường vẫn phải thực hiện việc đào tạo theo hình thức “mặt giáp mặt”. Tại Trường ĐH Cần Thơ, ông Phan Huy Củng cho biết sinh viên đào tạo từ xa vẫn tập trung học vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần.
 
                                                                           Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thầy Trần Quang Đức, Hiệu trưởng trường THPT chuyên HVT  giới thiệu về hệ thống thư viện điện tử nhà trường cho đoàn công tác.
Trung tâm giới thiệu việc làm Tỉnh thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động. (Ảnh: Lớp đào tạo CNTT mở tại Trung tâm).

Kết thúc kỳ thi vào lớp 10: Thí sinh “choáng” vì đề toán

Hôm qua, hơn 50.000 thí sinh tại TPHCM đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011-2012. Nhiều thí sinh cho biết khá chật vật với môn Toán vì đề thi môn cuối cùng quá khó.

Chủ quan về quản lý

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 đạt tỉ lệ cao nhất trong lịch sử giáo dục cách mạng nước nhà, đặc biệt là với hệ giáo dục thường xuyên. Cả nước có hơn 50 tỉnh, thành có tỉ lệ tốt nghiệp trên 90%. Tỉnh Nam Định đạt tỉ lệ cao nhất nước với 99,89% ở hệ THPT và 100% ở hệ giáo dục thường xuyên.

Xung quanh vụ chấm thỏa thuận bài thi tốt nghiệp THPT: Không chấm lại bài thi

Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Trưởng ban Chỉ đạo thi quốc gia, đã có cuộc trao đổi với một số phóng viên xung quanh vụ việc chấm thỏa thuận bài thi tốt nghiệp THPT của 11 tỉnh ĐBSCL và kết quả kỳ thi năm nay. Ông cho biết:

Sẽ có trường cao đẳng y tế Đặng Thùy Trâm

Ngày 23-6, ông Nguyễn Quốc Hưng, hiệu trưởng trường trung học Y tế Quảng Ngãi cho biêt: "Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa phê duyệt chủ trương thành lập trường cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm trên cơ sở nâng cấp từ trường trung học Y tế Quảng Ngãi".

Tăng giá sách giáo khoa - nỗi niềm trước thềm năm học mới.

(HBĐT) - Chỉ còn gần 1 tháng nữa là năm học 2011 – 2012 sẽ bắt đầu, việc chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho năm học mới đang được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Sách giáo khoa tăng giá khoảng 20%, vở viết tăng từ 25 – 25%, đồ dùng học tập tăng tối thiểu 20%....đang chất chồng thêm khó khăn cho người dân trong thời kỳ “bão” giá.

Vào đại học có phải mơ ước của bạn?

“Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái”... Vậy vào đại học có phải con đường duy nhất để bạn thực hiện ước mơ? Bạn chuẩn bị tinh thần ra sao trước kỳ thi sắp tới? Ai là điểm tựa tinh thần của bạn?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục