Giám khảo chấm thi môn toán (khối A) năm 2010 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Hiện nay các trường ĐH thi đợt 1 đã bước vào giai đoạn chấm thi. PV Thanh Niên trao đổi với ông Ngô Kim Khôi - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) về những vấn đề mà thí sinh (TS) quan tâm quanh công tác chấm thi.
Thưa ông, quy chế tuyển sinh nghiêm cấm TS viết bài bằng hai thứ mực nhưng trong trường hợp TS phải thay bút mà màu mực không hoàn toàn giống nhau thì bài thi đó có bị coi là phạm quy không?
Trong khi chấm thi, những bài thi có dấu hiệu vi phạm quy chế cũng sẽ bị phát hiện và xử lý. Ví dụ những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định; nộp hai bài cho một môn thi hoặc bài thi viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau. Những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu sẽ được tổ chức chấm tập thể. Đối với những bài thi này, khi trưởng môn chấm kết luận là lỗi cố ý của TS thì bài thi sẽ bị trừ 50% số điểm. Nếu xác định là TS không cố ý thì sẽ không bị trừ điểm.
TS làm đơn nộp cho Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) của trường mà TS dự thi. HĐTS các trường chỉ nhận đơn xin phúc khảo các môn văn hóa của TS trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố điểm thi trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải trả lời đương sự chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn. TS nộp đơn xin phúc khảo phải nộp lệ phí theo quy định của trường. Nếu sau khi phúc khảo phải sửa điểm theo quy định thì HĐTS hoàn lại khoản lệ phí này cho TS.
Trong trường hợp sau khi phúc khảo mà bài thi của TS từ diện trượt thành đỗ thì trách nhiệm của HĐTS như thế nào?
Trong trường hợp phúc khảo bài thi mà TS chuyển từ diện không trúng tuyển thành trúng tuyển (và ngược lại) hoặc lệch nhau từ 0,5 điểm trở lên thì HĐTS phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ phúc khảo (có ghi biên bản) đối với các bài thi của TS có sự điều chỉnh điểm.
Nếu HĐTS trường khẳng định chấm thi đợt đầu sai tới mức phải điều chỉnh điểm thì HĐTS trường công bố công khai danh sách cán bộ chấm thi đợt đầu để rút kinh nghiệm hoặc nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định. Điểm phúc khảo sau khi đối thoại giữa hai cặp chấm và được Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch HĐTS ký duyệt là điểm chính thức của bài thi.
Thưa ông, khi nào các trường được phép công bố điểm thi, điểm chuẩn của TS?
Theo quy định tại lịch công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2011, các trường ĐH có tổ chức thi phải hoàn thành công tác chấm thi và công bố điểm thi của TS trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 31.7.2011. Các trường CĐ có tổ chức thi phải hoàn thành công tác chấm thi và công bố điểm thi của TS trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 5.8.2011.
Trước ngày 10.8, Bộ GD-ĐT sẽ công bố điểm sàn. Trước ngày 20.8 các trường sẽ công bố điểm trúng tuyển đợt 1, gửi giấy chứng nhận kết quả thi, phiếu báo điểm, giấy báo trúng tuyển cho các Sở GD-ĐT.
Theo Báo Thanhnien
Câu chuyện đổi mới kỳ thi đại học do tác giả Đoàn Lê Giang đặt ra trên số báo ngày 6-7 tiếp tục nhận được sự quan tâm, thảo luận của bạn đọc. Ngoài việc đồng ý chỉ tổ chức một kỳ thi quốc gia, nhiều bạn đọc cho rằng kỳ thi hiện tại vẫn hiệu quả.
Sáng nay 9/7, thí sinh thi đại học đợt 2 bắt đầu dự thi môn đầu tiên. Đây là đợt thi có nhiều khối thi là B, C, D và năng khiếu với 585.951 thí sinh trên tổng số 110 trường tổ chức thi.
Giải pháp trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào không bao giờ đem lại sự hoàn hảo, vẹn toàn mọi mặt. Giải pháp bỏ thi tốt nghiệp THPT mà chúng ta đang bàn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, cho nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Rất nhiều phụ huynh lâm vào tâm trạng băn khoăn trước việc học thêm của con: Không cho con học thì không yên tâm, để con học ngày học đêm thì quá xót ruột.
Hôm nay, 8-7, gần 600.000 thí sinh dự thi ĐH khối B, C, D và năng khiếu sẽ làm thủ tục tại các hội đồng coi thi. Đây là đợt thi có nhiều khối, được Bộ GD-ĐT đánh giá là phức tạp
Những kinh nghiệm tại phòng thi của các thủ khoa kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2010 sẽ giúp thí sinh tự tin hơn trong đợt 2 diễn ra vào ngày mai (9.7).