Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã qua đi khá lâu, dư luận không còn bán tán nhiều nữa. Nhưng trong lòng nhiều người còn trăn trở về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao chót vót ở mọi địa phương. Quả thật là vẫn còn đó những hệ lụy...

Hai không - một thời để nhớ

 

Trước năm 2006, dường như ngành giáo dục mắc phải một căn bệnh trầm kha –đó là “căn bệnh thành tích”. Khi tân Bộ trưởng lúc đó lên nhậm chức đã nhận ra căn bệnh nguy hiểm này và đua ra cuộc vận động thực hiện “Hai không” trong ngành giáo dục, trong đó có "Nói không với căn bệnh thành tích trong giáo dục". Chủ trương này nhanh chóng được triển khai rộng khắp trong toàn ngành giáo dục từ năm học 2006-2007, nhận được sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội và cả ngành giáo dục.

 

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

Năm đó,  nhờ thực hiện chủ trương  Hai không nên việc chống "căn bệnh" thành tích đã có những chuyển biến tích cực, đáng khích lệ ở các cấp chính quyền và quản lý giáo dục cũng như mỗi nhà trường. Cấp trên không còn ép, ấn chỉ tiêu xuống cấp dưới cũng như các giáo viên; nhiều thầy cô giáo có nhận thức, thái độ đánh giá chất lượng học sinh một cách  nghiêm túc, chặt chẽ hơn; học sinh ít chủ quan, ỷ lại, chăm lo việc học hành hơn. Em nào học được thì lên lớp, em nào học yếu, học không được thì cho thi lại, ở lại lớp. Không có sự xin xỏ, chiếu cố...

 

Cũng nhờ đó mà kỷ cương của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ấy được siết chặt, những biểu hiện tiêu cực trong phòng thi được ngăn chặn và xử lý gần như triệt để, đã có hơn 3.000 thí sinh vi phạm qui chế thi bị xử lý kỷ luật, đình chỉ thi. Và kết quả đỗ tốt nghiệp năm 2007 lần đầu tiên của cả nước (sau chuỗi năm cao chót vót) đã tụt xuống mức thấp nhất: 66,7%, có địa phương chỉ đỗ dưới 40-50%. Thậm chí có một số trường không có một em nào đỗ tốt nghiệp.

Kết quả ấy đã được xã hội ghi nhận và xem đây là con số phản ánh tương đối chính xác chất lượng giáo dục, việc dạy và học của thầy và trò.

Phần đông thầy cô giáo rất phấn khởi và tin tưởng vào hiệu quả, thành công bước đầu của chủ trương hai không, từ đây không còn quá lo lắng, day dứt về căn bệnh thành tích, về những thành tích ảo cần phải đạt trong phong trào “thi đua”. 

 

Những con số “đẹp” khó tin

 

Những tưởng chủ trương, phong trào tốt đẹp, đúng đắn ấy tiếp tục được duy trì, đi vào nề nếp như buổi ban đầu. Nào ngờ đến những năm học sau, nhất là  năm 2010 và năm 2011

Cụ thể, tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2007 là 66,72%; năm 2008: 75,96%; năm 2009: 83,8%; năm 2010: 92,57% và năm 2011 này cả nước  đạt gần 95.72%. Hệ giáo dục thường xuyên tỉ lệ đỗ tốt nghiệp tăng đến đột biến, có nhiều nơi hơn cả hệ phổ thông.

 

này, thì tình hình đã đổi chiều, quay trở lại như thời điểm trước năm 2006. Tức là "bệnh" thành tích trở thành thứ "bệnh dịch" đã kháng thuốc, bất trị hoàn toàn. Nó hoành hành ở mọi cấp học, hoành hành trong thi cử. Xin dẫn ra đây những con số cụ thể để chứng minh cho hiện trạng sa sút, đáng buồn trên.

Trước hết, kỳ thi tốt nghiệp năm nay có tỉ lệ cao ngất ngưởng và "tuyệt đẹp" còn ở chỗ nó nằm trong một chuỗi tỉ lệ tốt nghiệp 5 năm liền, năm sau tăng cao hơn năm trước khoảng 10%.

Có thể tin được không về sự tiến bộ “kì diệu” ấy và làm cách nào để có được những con số đẹp như vậy? Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục báo cáo: riêng số học sinh bậc THCS đạt giỏi chiếm 1 phần 7,  đạt loại khá chiếm trên 1 phần 3 tổng học sinh.

 

Tại hội nghị triển khai công tác năm học 2009-2010 diễn ra tại Đà Nẵng, khi nghe con số học sinh khá, giỏi nhiều đến kinh khủng như vậy, không ít đại biểu tham dự bắt đầu tỏ ra lo ngại, băn khoăn, hoài nghi về tính khả thi của chủ trương "nói không với bệnh thành tích trong giáo dục".

Mới đây báo chí đưa tin, trong một kỳ thi thử ở  TPHCM có tới 404 học sinh đều có cùng số điểm là 6 điểm/6 môn thi. Có HS cả 6 môn đều bị điểm 0. Còn tại tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện một lớp 10 mà toàn bộ HS của lớp đều xếp loại yếu, kém.

Ví dụ, năm 2009, tỉnh Sơn La có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở hệ THPT là 39,1%, đứng cuối bảng xếp hạng trong cả nước. Thế nhưng đến 2010, tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh này tăng vọt lên… 92,07% và năm nay là 97% (hệ GDTX là 98%).


Tình trạng "ngồi nhầm" lớp, dường như vô phương cứu chữa. Sau mỗi mùa thi đại học, cao đẳng, người ta thống kê được có đến hàng trăm ngàn bài của sĩ tử bị điểm 0, điểm kém. Học sinh hết cấp 3 gì mà chưa thạo bốn phép tính đơn giản của tiểu học, mà không viết nổi một câu văn cho chuẩn xác. Những bài văn ngô nghê, "siêu sáng tạo", những bài sử sai lạc, nhầm lẫn " chết người" của sĩ tử .... xuất hiện ngày càng nhiều trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học, cao đẳng, khiến giám khảo cười ...đến chảy nước mắt.

Những cứ liệu cụ thể " biết nói" ở trên, khiến chúng ta thêm đau lòng, nhức nhối về chất lượng thật của giáo dục phổ thông.

 

Áp lực biến không thành... có

 

Đầu năm, nhà trường, ngành giáo dục đưa ra các chỉ tiêu thi đua. Trong đó có tỉ lệ lên lớp, ở lại lớp, học sinh tiên tiến, giỏi...để thầy cô giáo, nhà trường bàn luận, thống nhất, đăng ký, thành cơ sở và động lực để mọi người thi đua, phấn đấu, nỗ lực trong dạy học.
 
Đấy là một việc tốt, rất cần thiết nếu được làm nghiêm túc, có căn cứ. Nhưng tiếc rằng giữa việc đăng ký chỉ tiêu, thành tích với thực tế dạy học, đối tượng học sinh luôn có khoảng cách đáng kể, thậm chí rất xa. Nhiều lúc, trong thực tế các giáo viên đã phấn đấu, nỗ lực hết sức mình nhưng kết quả, tỉ lệ, thành tích lại không đạt được như mong muốn, thì đấy cũng là chuyện bình thường.

 

Nhưng nhiều ban giám hiệu nhà trường, các cấp quản lý giáo dục vì bệnh thành tích mà lợi dụng, vin vào cái cớ đăng ký thi đua, bảng thành tích để gây áp lực, buộc thầy cô giáo phải đạt và vượt chỉ tiêu. Nếu không đạt, nhẹ thì phê bình, nhắc nhở, nặng thì cắt các danh hiệu thi đua...
 
Vì sợ, vì  không muốn phật lòng cấp trên...  nhiều thầy cô giáo, nhà trường cấp dưới phải tìm mọi cách biến không thành có, biến ít thành nhiều. Cứ thế mà làm. Năm nào cũng mắc bệnh thành tích thành quen, thành bình thường, không có gì áy náy, day dứt cả (?!) 
 
 

Nhiều thầy cô giáo hiện nay cũng rất ham hố danh hiệu, thành tích này nọ. Dạy thì dở nhưng cuối năm lớp nào cũng tỉ lệ khá, giỏi bát ngát...nhằm để đạt mục đích riêng của mình. Được cấp trên khen thưởng này nọ. Được phụ huynh biết tiếng là giáo viên có bề dày thành tích, dễ thu hút học sinh dạy thêm - học thêm tại nhà...

 

Còn giới lãnh đạo giáo dục các cấp lại càng cần thành tích hơn nữa. Anh không có thành tích, không biết tạo ra thành tích cho mình thì khó ăn, khó nói với cấp trên. Coi chừng cấp trên sẽ không "kết", không đề bạt vào chức vụ này, vị trí kia. Cứ vậy làm giáo dục bị biến dạng theo động cơ cá nhân một cách rất thực dụng.
 
Nhiều người làm quản lý giáo dục bây giờ chỉ biết lo cho mình, còn sự nghiệp giáo dục thì "sống, chết mặc bay”. Cán bộ quản lý giáo dục - lực lượng đầu tàu mà như vậy thì thử hỏi đến bao giờ chúng ta thanh toán được căn bệnh thành tích đang hoành hành, tàn phá nghiêm trọng nền giáo dục nước nhà?

 

Mặt khác, ở thầy cô giáo đang nổi bật lên khuynh hướng nhẹ nhàng, dễ dãi, “mát tay” trong đánh giá chất lượng học sinh. Điểm trong tay mình, mất gì mà không cho cao lên. Học sinh, phụ huynh nào lại không thích, không ưng thầy cô thông thoáng, cho điểm, cấy điểm " vô tư" chứ? Nếu làm căng, làm chặt thì được gì , phụ huynh, học sinh đâm ghét, lại mệt mỏi, phiền toái chuyện dạy lại học sinh yếu kém, thi lại, ở lại lớp. Cứ "phóng " lên hết cho rồi.
 
Căn nguyên  sâu xa là do trình độ đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ,  một bộ phận không nhỏ còn  yếu kém nhiều về năng lực chuyên môn cũng như thiếu vắng tâm huyết của người Thầy.

 

Có một bộ phận giáo viên rất bất bình với căn bệnh thành tích nhưng lực bất tòng tâm, nghĩ mình là thân phận "con sâu, cái kiến" chẳng làm nên trò trống gì. Có người bộc bạch với tôi rằng: "đấu tranh là tránh đâu”, bao nhiêu vị quan chức lên tiếng mà có thay đổi được gì...

 

Cái căn bệnh sính thành tích, đánh giá dễ dãi chất lượng học sinh một thời gian dài, nay bùng phát trở lại, gây ra biết bao hệ lụy nguy hiểm cho học sinh và nền giáo dục nước nhà.  Làm ra sản phẩm giáo dục thấp kém, không đúng thực chất, để lại hệ lụy lâu dài cho xã hội và tương lai đất nước.
 
Điều đó cũng tạo nên sự ngộ nhận, ảo tưởng lệch lạc cho phụ huynh học sinh. Cứ ngỡ con em mình đã khá, giỏi rồi thì cần gì phải phấn đấu, rèn luyện chi nữa. Căn bệnh thành tích luôn song hành với sự gian dối, tiêu cực, làm hư hỏng từ cán bộ quản lý, thầy cô giáo đến học trò, phụ huynh...

 

Chúng tôi cho rằng, căn bệnh thành tích hoành hành trở lại là hoàn toàn do lỗi của ngành giáo dục, trước hết là cán bộ quản lý giáo dục từ cấp Bộ xuống tới địa phương và cơ sở… Ngành giáo dục không biết lấy cái đà đã đạt được từ việc thực hiện “Hai không” trong năm học 2006-2007 để đẩy tới và ngày càng thực hiện triệt để hơn, mà ngược lại đã sớm buông xuôi, thỏa hiệp, vì mục đích nhỏ hẹp trước mắt...vì “lợi ích” nhiều bên.

Trở lại với thành tích ảo thì trường “được tiếng thơm”; địa phương có nhiều trường đỗ tốt nghiệp cao thì địa phương cũng “tự hào”; các phụ huynh học sinh cũng phấn khởi… Và cơ quan quản lý cao nhất của ngành là Bộ GD-ĐT căn cứ vào kết quả tổng kết thi tốt nghiệp ở các địa phương cũng được thơm lây, vì sự tiến bộ không ngừng của việc dạy và học trong toàn ngành giáo dục thể hiện qua các kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT đã đạt tỷ lệ tốt nghiệp ngày càng cao!

 

Không ai có thể sống lâu dài bằng thành tích ảo. Sớm muộn thi ngành giáo dục sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề về những con số “đẹp như mơ” qua hai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 và 2011!

 

 

                                                                                 Theo Dantri

                                       

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục