Hôm qua (1-8) thời hạn cuối cùng các trường ĐH công bố điểm thi. Đến nay có khoảng 230 trường ĐH-CĐ, trong đó chủ yếu là các trường ĐH hoàn tất việc công bố điểm thi. Bức tranh về điểm thi năm nay đã được định hình khá rõ. Rất nhiều trường đang đứng trước nguy cơ thiếu chỉ tiêu đào tạo, nhiều ngành học đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc ghép ngành.

 

Trông chờ điểm sàn

Các trường đại học thuộc nhóm trên đều cho biết, điểm chuẩn dự kiến sẽ tương đương năm 2010 (khoảng  trên dưới 20 điểm). Hầu hết thí sinh có học lực khá đều lựa chọn thi vào những trường, những ngành “hot”. Trong khi đó, các trường thuộc tốp dưới đang héo hắt lo việc tuyển sinh, nhất là những ngành nghề thiếu hấp dẫn.

Giám thị tại Hội đồng thi Trường ĐH Nông lâm TPHCM kiểm tra phiếu báo danh thí sinh trước khi vào phòng thi trong kỳ thi tuyển sinh vừa qua. ẢNH: MAI HẢI

Tại Đại học An Giang, ông Trần Văn Thanh, Trưởng phòng Khảo thí cho biết nếu bộ vẫn giữ mức điểm sàn như năm 2010 (13 điểm với khối A, D và 14 điểm với khối C, D) thì hàng loạt ngành học của trường đứng trước nguy cơ không tuyển đủ chỉ tiêu như ngành Trồng trọt, Chăn nuôi, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Văn, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học...

Tại Đại học Tây Bắc, mặc dù số lượng thí sinh dự thi vào trường tăng đột biến với 11.200 em, tỷ lệ dự thi lên đến 81%, nhưng kết quả thi lại rất thấp. Theo Trưởng phòng Đào tạo Phạm Minh Thông, nếu lấy điểm sàn năm 2010 làm chuẩn, chỉ có 25% thí sinh trúng tuyển. Trường hiện có tới 17 ngành học sư phạm đứng trước nguy cơ khó tuyển.

Tại ĐH dân lập Hải Phòng, ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng nhà trường cho biết tất cả đang trông chờ vào điểm sàn của bộ. Năm nay trường chỉ có 37% (trong tổng số 2.030 thí sinh dự thi) có kết quả 3 môn đạt từ 10 điểm trở lên. Còn lại 63% có tổng điểm 3 môn đạt dưới 10 điểm.”Mấy hôm nay chúng tôi loay hoay họp tới họp lui để bàn cách chiêu sinh. Nếu Bộ công bố điểm sàn như năm ngoái, chúng tôi cũng không biết làm sao. Bộ giảm 1 điểm may ra trường còn chống đỡ được”, ông Nghị chia sẻ.

Hiện nay, không chỉ các trường dân lập trông chờ Bộ GD-ĐT hạ điểm sàn mà ngay cả các trường công lập cũng mong chờ điều đó. Ngoài ra nhiều trường còn hy vọng Bộ GD-ĐT cho áp dụng Điều 33 của Quy chế tuyển sinh về xây dựng điểm trúng tuyển về mức chênh lệch giữa hai nhóm đối tượng và các trường đóng tại vùng dân tộc, thiểu số mới tuyển được thí sinh. Thế nhưng, ngay cả chính những nguời đang mong chờ điều đó cũng cảm thấy không ổn.

Ông Trần Văn Thanh (ĐH An Giang) cho rằng nếu vừa hạ điểm sàn, vừa vận dụng Điều 33 của Quy chế tuyển sinh thì thí sinh chỉ cần đạt 8 điểm cũng đỗ vào trường, tức trung bình mỗi môn chỉ cần khoảng 2,5 điểm.

Quy mô và chất lượng: Vòng luẩn quẩn!

Việc nhiều trường, nhiều ngành tuyển sinh khó khăn không phải năm nay mới có, đó là thực tế của nhiều năm trước. Không ít ngành học đã chết yểu do không chiêu sinh đủ. Mở ngành ra rồi đóng lại đã chuyện bình thường ở nhiều trường. Thế nhưng, trong bối cảnh đó, hàng năm quyết định thành lập ĐH mới với rất nhiều ngành nghề vẫn không ngừng được đưa ra. Nhiều ý kiến lo ngại phong trào phổ cập đại học, nhất là ở các địa phương.

Ông Trần Hữu Nghị  thừa nhận, càng đẻ nhiều càng dở, các tỉnh không nên đua lập bằng được trường ĐH. Đào tạo ĐH là để hình thành nguồn nhân lực cho xã hội, không đơn thuần chỉ là tấm bằng. Tấm bằng ĐH đến lúc phải bảo đảm được uy tín của nó”.
 
Trong khi đó, thực tế ngành giáo dục luôn phải chịu sức ép của xã hội về việc “thiếu chỗ học đại học”. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết hiện nay do số thí sinh có nhu cầu thi ĐH cao hơn 3 lần so với với chỉ tiêu. Bộ GD-ĐT đang mở rộng mạng lưới ĐH-CĐ để đến năm 2020, toàn bộ 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đều có thể vào học ĐH được. Nghĩa là tới đây các trường ĐH sẽ không ngừng được mở ra, đồng nghĩa với việc lại có thêm nhiều ngành nghề “thoi thóp” vì đầu vào không bảo đảm. Dường như đó đã là một vòng luẩn quẩn khó thoát.
 
Việc xây dựng một trường ĐH theo nhiều chuyên gia giáo dục không hề khó, vì chỉ cần có đất, có tiền, có thể xây trường. Nhưng điều kiện bảo đảm chất lượng không phải lúc nào cũng đáp ứng được từ đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy đến trình độ quản lý một trường đại học để bảo đảm đào tạo nhân lực cho xã hội, từ đó trở lại thu hút được học sinh. Đây là bài toán đang chờ lời giải từ ngành GD-ĐT.

 

                                                                                   Theo SGGP

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Học viên nhận tài liệu sau buổi khai giảng.
Giáo viên mầm non hợp đồng trường mầm non Tân Hòa, phường Tân Hòa (TPHB) tận tình chăm sóc các cháu mẫu giáo.

Để lọt học sinh giỏi toán

Đánh giá về thành tích sa sút của VN ở kỳ thi Olympic toán quốc tế (IMO) 2011, thầy Nguyễn Vũ Lương, hiệu trưởng Trường THPT chuyên - ĐHQG Hà Nội, cho rằng quy trình tuyển chọn học sinh hiện nay chưa tốt.

Bộ GD-ĐT phản hồi về điểm thi môn Lịch sử thấp

Ngày 31/7, Bộ GD-ĐT có công văn tiếp thu những ý kiến của độc giả về điểm thi môn Lịch sử trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ vừa qua.

Hấp dẫn chương trình MBA tại Việt Nam

Với nhu cầu về các nhà quản trị có tầm nhìn quốc tế và tốc độ phát triển ngày càng cao của xã hội, Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh MBA tại Việt Nam thực sự là một công cụ cần thiết giúp các nhà lãnh đạo bắt kịp với sự thay đổi của thị trường.

“Hàng ngàn điểm 0 là bình thường”

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng việc có hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua là bình thường. Việc thay đổi chương trình môn sử cũng mới đang ở giai đoạn phải... bàn. Ông Luận nói:

ĐH Y dược Huế cấp học bổng toàn phần cho thủ khoa 29,5 điểm

Ngày 29/7, PGS.TS. Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng ĐH Y-Dược Huế đã gửi thư chúc mừng cho gia đình em Phạm Thái Sơn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa đỗ thủ khoa trường này kỳ thi ĐH, CĐ 2011. Em Sơn sẽ được cấp học bổng toàn phần và nhiều ưu đãi khác.

Thay đổi cách thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2012

Liên quan đến vấn đề đổi mới thi cử, trao đổi với PV Thanh Niên bên hành lang kỳ họp QH, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: bắt đầu từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT đã quyết định sẽ thay đổi cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, sẽ không tiếp tục áp dụng hình thức thi theo cụm, chấm đổi chéo bài thi tự luận giữa các tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục