Học sinh trường THPT Lạc Thủy B thảo luận chọn trường trước mùa thi đại học, cao đẳng và THCN.

Học sinh trường THPT Lạc Thủy B thảo luận chọn trường trước mùa thi đại học, cao đẳng và THCN.

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2011, trong một cuộc họp bàn về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, THCN năm 2011, Bộ GD&ĐT đã đưa ra một thông báo, trong đó yêu cầu: các trường đại học, cao đẳng, THCN không được gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến chỉ đạo được đưa ra trong cuộc họp, không được triển khai bằng văn bản chính thống nên tình trạng "loạn" giấy báo trúng tuyển vẫn tái diễn.

 

Ông Đoàn Quốc Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục Chuyên nghiệp- Sở GD&ĐT đã bộc bạch như vậy khi trao đổi với chúng tôi về thực trạng mỗi thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT được nhận hàng chục giấy mời nhập học ở các trường Cao đẳng, THCN.

 

Không nộp hồ sơ vẫn được  xét tuyển

 

Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, THCN năm 2011, tỉnh ta có gần 10.200 lượt thí sinh đăng ký dự thi. Hồ sơ dự thi của các thí sinh tập tập trung vào khoảng 150/ tổng số gần 400 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Theo khảo sát sơ bộ của ngành giáo dục tỉnh nhà, các thí sinh dự thi chủ yếu ở các trường đại học, cao đẳng thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, đông nhất vẫn là các trường  Đại học Tây Bắc, Đại học Thái Nguyên, Đại học Lâm nghiệp “Xuân Mai, Hà Nội), Đại học Hùng Vương- Phú Thọ… Tuy nhiên, đến thời điểm này,  mỗi thí sinh đã được nhận thêm hàng chục giấy mời nhập học từ các trường cao đẳng, THCN và đại học dân lập. Đó là thực trạng đã diễn ra từ nhiều năm nay khi mà các trường đại học, cao đẳng, THCN, nhất là các  trường ngoài công lập "chạy đua" hút thí sinh. Bằng cách này hay cách khác, các trường có được tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của những học sinh vừa tốt nghiệp THPT, vậy là đã có cơ sở để gửi giấy trúng tuyển, mời nhập học.

 

Tốt nghiệp THPT, em Đặng Huyền Trang ở phường Phương Lâm (TPHB) nộp hồ sơ thi vào trường đại học Dược Hà Nội. Kết quả thi chỉ đạt 11 điểm nên không trúng tuyển. Đang lo lắng vì con trượt đại học, thì đến trung tuần tháng 8, gia  đình Trang tới tấp nhận được được những lá thư được gửi tới từ các trường đại học, cao đẳng, THCN với nội dung đại loại như: Bạn đã trúng tuyển vào trường.... và mời bạn đến làm thủ tục nhập học vào ngày... tháng...năm... có nhiều trường còn  tranh thủ quảng cáo: có KTX ăn ở, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có kinh nghiệm giảng dạy...

 

Mừng vì con thi trượt nhưng cũng đã có chỗ để học chứ không phải chịu buồn bã, vất vưởng ngồi nhà ôn thi để năm sau thi tiếp, nhưng lại cũng lo là không biết nên chọn trường nào cho phù hợp. Riêng khổ chủ, thí sinh Đặng Huyền Trang thì dường như cảm thấy bị stress vì vừa phải gặm nhấm nỗi buồn thi trượt lại vừa cảm thấy bối rối trước một tập giấy mời nhập học mà chưa biết chọn trường nào.

 

Thí sinh nên sáng suốt để chọn trường cho phù hợp

 

Đó là lời nhắn nhủ của ông Đoàn Quốc Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục Chuyên nghiệp – Sở GD-ĐT đến các thí sinh đang có trong tay hàng chục phong bì thư mà trong đó chứa đựng thông tin là giấy báo trúng tuyển và mời nhập học. Ông Tuấn khẳng định: Tất cả những giấy mời nhập học đó đều hoàn toàn hợp lệ vì đã có đầy đủ chữ ký của hiệu trưởng, con dấu của nhà trường và đúng tên, tuổi, nơi cư trú… của thí sinh. Để giảm nhẹ sức ép việc chọn trường, theo ông Tuấn, các thí sinh cần quan tâm tới 2 vấn đề chính, đó là: chọn ngành, nghề mà xã hội đang quan tâm (không chỉ trong thời điểm hiện tại mà phải có tầm nhìn xa hơn để sau 2-4 năm học ra trường sẽ tìm được công việc phù hợp). Một yếu tố nữa cũng đặc biệt quan trọng là lựa chọn về điều kiện học tập sao cho phù hợp với năng lực, sở thích, kinh phí đóng góp, vừa phải so với điều kiện hoàn cảnh gia đình. Trong đó cũng phải quan tâm đến yếu tố khác là truyền thống, bề dày thành tích… những điều kiện mà có thể tạm gọi là  “ thương hiệu” của nhà trường.  Sở dĩ phải quan tâm tới điều đó vì khi tuyển dụng cán bộ, công chức, người lao động, trước tiên người tuyển dụng phải quan tâm tới bằng cấp, ngành nghề đào tạo, sau đó mới kiểm tra đến năng lực thực tiễn. Thông tin về các trường đại học, cao đẳng, THCN đều được đăng tải trên các trang web, thí sinh có thể tìm, nghiên cứu và đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ, tư vấn, trực tiếp, thí sinh và các bậc phụ huynh cũng có thể điện thoại hoặc trao đổi của các các cán bộ, chuyên viên phòng Giáo dục chuyên nghiệp - Sở GD-ĐT để có thêm ý kiến khách quan giúp cho chọn trường được dễ dàng, chuẩn xác hơn.

 

                                                                             Thúy Hằng

 

Các tin khác

Một vở diễn báo cáo trong dự án “Sân khấu học đường”. Ảnh: Hoàng Điệp
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Cử tri huyện Kỳ Sơn: Đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm cho phép thành lập Trung tâm Giáo dục chất lượng cao (cấp tiểu học và THCS) để đáp ứng nhu cầu GD-ĐT cho học sinh tại huyện, vì hiện tại nếu có nhu cầu đều phải đến học tại các trường của thành phố Hòa Bình.

Kỳ Sơn nỗ lực PCGD mầm non

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có 11 trường mầm non công lập với 25 nhóm nhà trẻ, 66 lớp mẫu giáo, trong đó có 23 lớp mẫu giáo 5 tuổi. Thực hiện Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015, trên cơ sở hướng dẫn của tỉnh, Sở GD&ĐT, huyện đã tổ chức 3 lớp tập huấn hướng dẫn công tác điều tra, khảo sát, xác định số trẻ trong độ tuổi trên địa bàn và các nhu cầu về GV, CSVC. Đồng thời, đưa chỉ tiêu PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch hoạt động hàng năm của địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của các KDC về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung, nhiệm vụ PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Đảm bảo ngân sách chi cho GDMN đạt mức tối thiểu từ 20% trở lên trong kinh phí đầu tư cho giáo dục.

Xét tuyển nguyện vọng 2: Cơ hội cho thí sinh biết nắm thông tin

Từ ngày 25.8, thí sinh (TS) chưa trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 sẽ chính thức nộp hồ sơ xét tuyển các NV còn lại. Trong cuộc “chạy đua” này, may mắn sẽ đến với người có đầy đủ thông tin và “chiến lược” rõ ràng.

Cô học trò mồ côi lo không có tiền nhập học

Với quyết tâm vượt lên số phận và thực hiện tâm nguyện của người mẹ quá cố, cô học sinh mồ côi Đỗ Thị Hà đã thi đậu ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Niềm vui đó cũng đi liền với những khó khăn chồng chất khi bản thân em đang phải tự lập lo cuộc sống…

Thấp thỏm mùa tựu trường

Mùa tựu trường luôn đi kèm những nỗi lo của phụ huynh và học trò nghèo. Chiếc áo đồng phục, bộ sách giáo khoa vốn là những nhu cầu tối thiểu cũng trở nên xa vời với những gia đình lam lũ.

Trường THCS Hữu Nghị: Coi trọng đổi mới phương pháp dạy học, quản lý

(HBĐT) - Năm học 2010 – 2011, trường THCS Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đạt đơn vị lá cờ đầu khối giáo dục THCS trong toàn tỉnh. Đó là kết quả của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng với chủ trương: mỗi giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học, quản lý. Mỗi nhà trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục