Năm năm quá ngắn đối với sự nghiệp “trồng người” nhưng 5 năm qua, Đại học Đại Nam đã và đang đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, mà bí quyết chính từ sự khác biệt trên mọi phương diện.
Học để thay đổi
Với khẩu hiệu “Đến Đại học Đại Nam - Học để thay đổi”, Trường đại học Đại Nam đang ráo riết thực hiện phương pháp đào tạo gắn liền kiến thức với thực tiễn. Xác định ngoại ngữ đặc biệt quan trọng, nhà trường đề ra phương pháp, đặt ra yêu cầu và tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất để khi sinh viên (SV) ra trường có trình độ tiếng Anh theo chuẩn TOEIC đạt từ 450 đến 600 điểm với từng ngành học.
Việc đưa 10 kỹ năng mềm vào đào tạo chính khóa cho SV nhằm đáp ứng mong mỏi của các nhà tuyển dụng. Giúp SV không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có những kỹ năng giao tiếp, đàm phán, ứng xử, ngoại giao… Đó cũng chính là điểm khác biệt lớn trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam hiện nay.
Đại Nam là một trong số ít trường đại học xây dựng “Ngân hàng thực hành”. Tại đây, SV được trực tiếp thao tác nghiệp vụ dưới sự giảng dạy của các chuyên gia đầu ngành đến từ các ngân hàng. Không chỉ như vậy, SV còn được đi thực tập ít nhất hai kỳ trong một khóa học tại các ngân hàng có uy tín. Nhà trường đã ký văn bản hợp tác với nhiều ngân hàng và doanh nghiệp để SV thực tập; cử các chuyên gia đầu ngành đến trao đổi kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt, sẽ ưu tiên tuyển dụng các SV tốt nghiệp xuất sắc, giỏi và khá vào làm việc. Ngoài ra, nhà trường sẽ giới thiệu, tư vấn các doanh nghiệp, công ty, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng về các ngành nghề do nhà trường đào tạo cho các SV về làm việc sau khi tốt nghiệp.
Đại Nam có nhiều chương trình khuyến học như học bổng (từ 500.000 đồng/tháng đến 10 triệu đồng) cho những SV có thành tích nổi bật. SV có thành tích xuất sắc còn có cơ hội giành học bổng du học tại các trường quốc tế mà trường hợp tác. |
Với mục tiêu, đến năm 2015 trở thành trường ngoài công lập tốt nhất Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Đại học Đại Nam, TS. Lê Đắc Sơn, người nhiều năm giảng dạy tại ĐH Bách khoa Hà Nội, từng 8 năm liền làm Tổng Giám đốc một ngân hàng lớn đang kiên định phương pháp gắn thực tiễn với giảng dạy.
Trường tư thục đầu tiên xây dựng ký túc xá SV
Ngay từ khi thành lập, Trường đại học Đại Nam đã quan tâm đến điều kiện học tập của sinh viên trong đó cơ sở vật chất phải đạt chuẩn quốc tế. Hiện trường đã khánh thành cơ sở đại học đáp ứng quy mô 8.000 SV tại trung tâm quận Hà Đông, Hà Nội. Tất cả các phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại như máy chiếu, mạng internet, đèn sáng và âm thanh... theo tiêu chuẩn.
Giải quyết nỗi lo nhà ở cho SV, đầu tháng 9.2011, Đại Nam sẽ đưa vào sử dụng 12 dãy ký túc xá chuẩn (khoảng 1.500 chỗ ở). Mỗi phòng được xây dựng khép kín với trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh khu ký túc xá, nhà trường cho xây dựng 2 khu căng-tin tiêu chuẩn chuyên để phục vụ các bữa ăn cho sinh viên; hệ thống siêu thị mini, bốt điện thoại, dịch vụ internet, sân bóng đá, bóng chuyền, nhà học tập thể… từng bước trang bị đầy đủ.
Xây dựng môi trường xanh sạch và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, là điểm khác biệt mà Đại Nam theo đuổi và đạt được. Trường không tiếc công sức và tiền của đầu tư một lúc hàng ngàn cây xanh to trên diện tích 10,6 ha đất. Bà Cao Thị Hòa, Giám đốc AMC của trường cho biết: “Chúng tôi phấn đấu để 5 năm sau khuôn viên Trường ĐH Đại Nam sẽ như một công viên cây xanh giữa lòng thủ đô Hà Nội”.
Với tư duy “tự đổi mới”, Đại học Đại Nam đang được đánh giá là ngôi trường hội tụ những ưu điểm vượt trội; các cử nhân, kỹ sư khi ra trường không chỉ vững về lý thuyết, giỏi thực hành mà còn có bản lĩnh vươn lên lập nghiệp.
Theo ThanhNien
Về trường hợp “Bé gái 11 tuổi xin học THPT”, trao đổi với báo chí chiều ngày 19/8, Tiến sĩ Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, cho biết: “Cần phải nhìn nhận toàn diện không chỉ học lực mà cả sức khỏe tâm thần, thể chất... ”.
(HBĐT) - Cử tri huyện Kỳ Sơn và TP Hòa Bình: Đề nghị UBND tỉnh xem xét chế độ chính sách chuyển đổi, đào tạo nghề cho những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công nhân viên chức của các nông, lâm trường và người dân bị thu hồi đất sản xuất để xây dựng KCN, sử dụng đất vào các mục đích khác. Xem xét một số dự án được cấp đất nhng không sử dụng.
Đọc tài liệu về bệnh, học cách pha thuốc diệt khuẩn, tăng cường công tác vệ sinh trường lớp, tư vấn cho phụ huynh, “soi” tay chân khi trẻ có dấu hiệu sốt, bỏ ăn… và sẵn sàng đón đoàn kiểm tra trung tâm y tế có thể “ập” xuống bất kỳ lúc nào.
Không chỉ học giỏi, những sinh viên thủ khoa đầu ra các ĐH-HV tại Hà Nội còn là những người tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ về niềm đam mê, những cám dỗ trong cuộc sống và cách họ vượt qua như thế nào.
Chỉ còn nửa tháng nữa là đến năm học mới 2011 - 2012 nên thị trường sách giáo khoa dành cho học sinh bắt đầu vào lớp 1 tại Hà Nội đang sôi động hơn bao giờ hết. Giá sách giáo khoa tăng 20% so với năm trước nhưng sức mua vẫn rất lớn.
(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2011, trong một cuộc họp bàn về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, THCN năm 2011, Bộ GD&ĐT đã đưa ra một thông báo, trong đó yêu cầu: các trường đại học, cao đẳng, THCN không được gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến chỉ đạo được đưa ra trong cuộc họp, không được triển khai bằng văn bản chính thống nên tình trạng "loạn" giấy báo trúng tuyển vẫn tái diễn.