(HBĐT) - Cử tri huyện Kỳ Sơn và TP Hòa Bình: Đề nghị UBND tỉnh xem xét chế độ chính sách chuyển đổi, đào tạo nghề cho những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công nhân viên chức của các nông, lâm trường và người dân bị thu hồi đất sản xuất để xây dựng KCN, sử dụng đất vào các mục đích khác. Xem xét một số dự án được cấp đất nhng không sử dụng.
Trong nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành LĐ-TB&XH và các cơ sở dạy nghề trong tỉnh ưu tiên tuyển sinh học nghề cho các đối tượng chính sách, người có công, người bị thu hồi đất canh tác… Thực tế đã có nhiều lao động thuộc các đối tượng ưu tiên nói trên đã được học nghề miễn phí và được tư vấn tìm việc làm sau khi học nghề theo chế độ, chính sách của Nhà nước.
Hiện nay, tỉnh ta đang tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, lao động nông thôn nói chung, người lao động bị thu hồi đất canh tác nói riêng sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức độ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học thực tế); ngoài ra, người tham gia học nghề nếu thuộc các đối tượng đợc hởng chính sách người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác, người tàn tật còn được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá cước phí giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Để được hưởng chế độ, chính sách nêu trên, những người lao động nếu có nguyện vọng học nghề để chuyển nghề đến UBND xã nơi cư trú hoặc phòng LĐ-TB&XH cấp huyện đăng ký.
Đối với các đối tượng là những người trực tiếp sản xuất ở các nông - lâm trờng, khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có nguyện vọng học nghề để chuyển đổi nghề cũng được xét hưởng theo chế độ, chính sách về đào tạo nghề như chính sách đối với lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ - TTg. Trong trường hợp này, lãnh đạo các nông - lâm trường lập danh sách người lao động của đơn vị có nhu cầu học nghề, báo cáo với UBND cấp huyện (qua phòng LĐ-TB&XH) tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí theo chính sách của Chính phủ và của tỉnh.
Phòng Bạn đọc
Dự án "Sân khấu học đường" được Chính phủ giao cho Bộ VH,TT&DL, Bộ GD&ĐT, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam thực hiện đến nay đã 10 năm. Nhưng để tạo được một thế hệ kế tục và lớp khán giả tương lai cho nghệ thuật truyền thống thì đó mới chỉ là nấc thang khởi đầu cho một chiến lược dài lâu.
Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với giáo dục tiểu học của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 17-8, các địa phương cần nghiêm túc thực hiện điều chỉnh nội dung và yêu cầu theo hướng giảm tải các môn học và hoạt động giáo dục một cách linh hoạt; đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn đạo đức, thủ công, mỹ thuật, âm nhạc theo hướng thiết thực, gọn nhẹ.
Tạm ngừng tuyển sinh để khắc phục sai phạm, củng cố nhà trường - đó là một trong những đề nghị của Bộ GD-ĐT với UBND tỉnh Thanh Hóa trong việc chấn chỉnh, xử lý sai phạm tại Trường trung cấp Văn Hiến.
Tự động tuyển cả khối B Những kỳ tuyển sinh vừa qua, để phong phú thêm nguồn tuyển, nhiều trường xin tuyển khối B cho một số ngành học và được Bộ GD-ĐT chấp nhận. Ít nhiều các ngành này cũng có sự liên quan đến các môn học của khối B như: địa lý, tâm lý học... Nhưng đợt xét tuyển NV2 này, để lấy TS về trường mình, một số trường đã tự động tuyển cả khối B.
(HBĐT) - Cử tri huyện Kỳ Sơn: Đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm cho phép thành lập Trung tâm Giáo dục chất lượng cao (cấp tiểu học và THCS) để đáp ứng nhu cầu GD-ĐT cho học sinh tại huyện, vì hiện tại nếu có nhu cầu đều phải đến học tại các trường của thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có 11 trường mầm non công lập với 25 nhóm nhà trẻ, 66 lớp mẫu giáo, trong đó có 23 lớp mẫu giáo 5 tuổi. Thực hiện Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015, trên cơ sở hướng dẫn của tỉnh, Sở GD&ĐT, huyện đã tổ chức 3 lớp tập huấn hướng dẫn công tác điều tra, khảo sát, xác định số trẻ trong độ tuổi trên địa bàn và các nhu cầu về GV, CSVC. Đồng thời, đưa chỉ tiêu PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch hoạt động hàng năm của địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của các KDC về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung, nhiệm vụ PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Đảm bảo ngân sách chi cho GDMN đạt mức tối thiểu từ 20% trở lên trong kinh phí đầu tư cho giáo dục.