“Chúng tôi đã đồng ý đưa ĐH Giáo dục, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội vào danh sách được phép nộp hồ sơ và kéo dài thời gian nhận thêm 1 tuần so với quy định trước đó”.
Trao đổi với Dân trí chiều ngày 26/8, ông Phạm Quang Tuệ - Giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Vĩnh Phúc đã cho biết như vậy. Cũng theo ông Tuệ, sau khi biết thông tin thì Sở Nội vụ đã làm việc với Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc với quan điểm là phải mở rộng đối tượng tham gia xét tuyển để đảm bảo chất lượng đầu vào giáo viên tốt hơn.
Ứng viên L.T.N sau khi kết thúc buổi làm việc với Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, chia sẻ với chúng tôi: “Chúng em rất vui vì Sở GD-ĐT đã thay đổi quan điểm. Với việc xét tuyển công khai chắc chắn chúng em sẽ có nhiều cơ hội để được cống hiến cho nghề giáo”.
Cũng trong ngày hôm nay, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia HN đã khá bức xúc khi phản hồi với Dân trí về việc trong bài viết “Vĩnh Phúc từ chối tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ĐHQGHN?” có thông tin cho rằng trường là mới thành lập.
Chúng tôi xin nhấn mạnh lại như sau: Đó không phải là quan điểm của báo mà quan điểm của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc. Trên thực tế không chỉ ĐH Ngoại ngữ mà cả ĐH Giáo dục đều là hai đơn vị có truyền thống đào tạo lâu năm của trường ĐHQGHN. Tuy nhiên qua năm tháng với sự thay đổi tên gọi nên có thể khiến Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc hiểu lầm. Cụ thể, khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội được thành lập năm 1999 nhưng mới được nâng cấp lên thành ĐH Giáo dục vào năm 2009. Còn ĐH Sư phạm Ngoại ngữ-ĐHQGHN thì gần đây mới được đổi tên thành ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo DanTri
Với hình thức đào tạo bằng tín chỉ, bảng điểm của sinh viên sẽ được biểu hiện bằng các chữ cái (A, B, C, D) để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, chính bảng điểm có chữ này đã gây không ít phiền toái cho các sinh viên khi ra trường xin việc làm.
Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1, thầy cô nào cũng phải chuẩn bị tinh thần “sắt”. Các em đang trong giai đoạn chuyển “từ chơi sang học”, giáo viên thường xuyên phải đối mặt với không ít tình huống không hề có trong giáo án.
Trước đây người ta thường nghĩ chỉ sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài mới có nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Hiện nay, không ít sinh viên Việt Nam được đào tạo hoàn toàn trong nước đã có thể đi khắp thế giới làm việc như một công dân toàn cầu.
(HBĐT) - Trong số những học sinh tiêu biểu trường THPT Hoàng Văn Thụ, có một cô bé đã để lại ấn tượng về cái tên rất đẹp. Đó là Trần Phương Thảo - lớp 12 chuyên toán. Năm 2009, Phương Thảo thi đỗ vào chuyên toán của trường với số điểm khá cao. Từ đó, Phương Thảo luôn ý thức học tập, tìm hiểu nhiều sách vở, cách làm bài hay, giải toán nhanh để trau dồi kiến thức.
(HBĐT) - Là một xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn nhưng trong những năm qua, công tác GD&ĐT luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân xã Độc Lập đặc biệt quan tâm. Năm học 2011 - 2012 đã cận kề, thầy và trò các trường tại xã cũng đang náo nức chuẩn bị cho năm học mới.
Từ Stockholm, đầu giờ chiều ngày 24/8, thầy Nguyễn Ngọc Hải tiếp tục chia sẻ với PV Dân trí: Hôm qua đoàn rất vui khi đại diện Đại sứ quán Việt Nam gọi điện hỏi thăm các em và ngỏ ý mời đoàn một buổi cơm vào tối thứ năm.