Thí sinh làm đơn xin chấm phúc khảo tại trường ĐH Y Dược TP.HCM. Đây là trường có thông báo tuyển sinh ngoài ngân sách nhưng giờ cuối lại có sự thay đổi - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thí sinh làm đơn xin chấm phúc khảo tại trường ĐH Y Dược TP.HCM. Đây là trường có thông báo tuyển sinh ngoài ngân sách nhưng giờ cuối lại có sự thay đổi - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Đợt xét tuyển NV2 vào các trường ĐH, CĐ năm nay đã xảy ra không ít lộn xộn ở các trường, làm mất công bằng trong tuyển sinh. Đáng nói, sự việc bắt nguồn từ những quy định có nhiều mâu thuẫn của Bộ GD-ĐT.

Không cho đào tạo nhưng vẫn cấp chỉ tiêu

Như Báo Thanh Niên đã đề cập, trước kỳ tuyển sinh năm nay, lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định không cấp chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách (diện tự túc kinh phí đào tạo) cho bất kỳ trường nào. Tuy nhiên, thông qua hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng, Bộ đã cấp chỉ tiêu cho nhiều trường để đào tạo hệ này như là một biến tướng của hệ ngoài ngân sách (tuyển điểm thấp và thu học phí cao). Chẳng hạn trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội, ngoài tổng chỉ tiêu đã công bố trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, Bộ còn cấp bổ sung thêm 130 chỉ tiêu hệ chính quy cho trường với lý do để “đào tạo nhân lực cho địa phương và Quân khu 3”. Tuy nhiên, trong 130 chỉ tiêu này chỉ có 30 được dùng để đào tạo cho Quân khu 3, 100 dự kiến đào tạo cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Báo Thanh Niên đã có bài phản ánh). Theo tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện tỉnh này đang có tới hơn 700 sinh viên đào tạo theo diện cử tuyển còn chưa có việc làm. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương chỉ là hợp thức hóa số chỉ tiêu này.

Điều đáng nói, theo văn bản về hướng dẫn đào tạo theo địa chỉ sử dụng mà Bộ mới ban hành thì người học sẽ được đơn vị đề nghị đào tạo hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên, thực tế hầu hết chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng đều được các trường thỏa thuận với các đơn vị thu học phí cao từ người học. Như vậy, việc cho phép đào tạo hệ này thực chất là việc cho đào tạo ngoài ngân sách.

Cho công khai nhưng không công nhận

Một nghịch lý khác gây ra sự lộn xộn là có những thông tin của các trường ĐH, CĐ đăng công khai trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ (do Bộ GD-ĐT phát hành) nhưng đến khi các trường thực hiện thì Bộ lại không công nhận. 

Điển hình là sự việc của trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định. Trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, Bộ GD-ĐT cho đăng công khai thông tin trường xét tuyển khối B cho những ngành kỹ thuật. Thế nhưng đến khi trường làm đúng như thông tin đã công khai (nhưng do việc này là không đúng quy định) thì Bộ lại “thổi còi”.

Trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng trong tình trạng này. Mặc dù, năm nay, Bộ không cho trường nào đào tạo ngoài ngân sách nhưng trong cuốn những Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2011 lại cho trường này và một số trường khác đăng công khai chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách. Sau khi có dư luận phản ảnh, lãnh đạo Bộ lại lý luận: “Cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ cũng chưa phải là văn bản chính thức của Bộ về việc duyệt chỉ tiêu cho các trường. Tài liệu trên có đề cập đến chỉ tiêu ngoài ngân sách chỉ là nguyện vọng của nhà trường”!

Không công khai những điều cần minh bạch

Năm nào cũng vậy, cứ sau khi công bố điểm sàn và xét tuyển NV2 thì lại xuất hiện tình trạng các trường khó tuyển sinh phải xin hạ điểm sàn bằng cách vận dụng điều 33 của Quy chế tuyển sinh. Muốn vận dụng được điều này, các trường sẽ phải hợp thức bằng việc xin được là trường “đào tạo nhân lực cho địa phương”. Vì vậy để được vận dụng quy chế, có trường đóng tại thành phố lớn nhưng đến các địa phương xin được xác nhận đào tạo cho địa phương!

Điều đáng nói, khái niệm về “đào tạo nhân lực cho địa phương” đã được Bộ GD-ĐT và các trường vận dụng “linh hoạt” tùy theo việc xin - cho ở các trường từng năm. Năm nay, do thiếu nguồn tuyển, rất nhiều trường đóng tại các địa phương được vận dụng quy chế này. Thế nhưng, đối tượng tuyển sinh của những trường này vẫn là thí sinh trong cả nước (như những trường đóng tại khu vực khác) nhưng lại được tuyển điểm thấp hơn! Vấn đề đặt ra là tại sao Bộ không công khai chính thức trường nào được vận dụng Quy chế tuyển sinh mà phải để các trường đề nghị? Điều này thật sự không khó khăn và năm nào báo chí cũng phản ánh nhưng không hiểu sao Bộ không chịu công khai!

 

                                                                  Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sau đào tạo nghề, lao động nông thôn xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn (Lương Sơn) đã làm ra thành phẩm, có thu nhập trên 1 triệu đồng/lao động/tháng
Một góc Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn

Chậm nhất ngày 19-9 các trường phải báo cáo điểm trúng tuyển NV2

Sau khi hết thời hạn thí sinh (TS) được rút hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 (ngày 10-9) vào các trường ĐH, CĐ, nhiều trường cho biết lượng hồ sơ rút ra không lớn. Trường ĐH Mỏ - Địa chất đã thống kê được 2.079 hồ sơ nộp vào, có 54 TS rút hồ sơ tính đến ngày 9-9.

Nỗi lo vo tròn con chữ

Sau gần 2 tháng nghỉ hè, sinh viên (SV) các trường đại học (ĐH) lại quay trở lại với giảng đường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui bước vào năm học mới là bộn bề nỗi lo cơm áo gạo tiền của những SV sống xa nhà.

Thiếu sinh viên, trường gọi thêm NV2

Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 nhập học không như dự tính đã khiến nhiều trường phải tăng chỉ tiêu nguyện vọng 2 khi thời hạn xét tuyển đã gần đến hồi kết

Nhìn lại 66 năm phong trào bình dân học vụ tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Tháng 9/1945, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, cả nước có 95% dân số bị mù chữ. Trước tình hình đó, ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã đề ra 6 việc cấp bách phải giải quyết, trong đó có việc chống nạn mù chữ.

Cập rập giảm tải

Năm học mới bắt đầu được ba tuần nhưng nhiều nơi vẫn chưa nhận được tài liệu chính thức hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình - sách giáo khoa (gọi tắt là tài liệu giảm tải) của Bộ GD-ĐT. Có nơi đã nhận được nhưng vẫn phải chờ... phương án thống nhất.

Nhiều ý kiến không đồng tình dự luật Giáo dục đại học

Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa tổ chức các buổi tọa đàm góp ý dự luật Giáo dục đại học (GDĐH) của Bộ GD-ĐT. Dự luật lần thứ 4 (đưa ra lần 2) tiếp tục bị nhiều nhà giáo dục phê bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục