Cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” năm 2011 do Báo SGGP phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM và nhà tài trợ Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential tổ chức đang bước vào vòng thi cấp quận, huyện. Cuộc thi thực sự đã trở thành một sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút hàng chục ngàn học sinh bậc THCS tham gia. Sáng 28-9, các quận 1, 3, 7, Gò Vấp, Tân Phú đồng loạt tổ chức vòng thi cấp quận. Tại điểm thi quận Gò Vấp, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Thanh Tuấn (ảnh), Trưởng phòng GD-ĐT quận một số vấn đề liên quan.
Ông Đặng Thanh Tuấn - Phóng viên:
Ông ĐẶNG THANH TUẤN: Tôi đã theo dõi cuộc thi này suốt 12 năm qua, ngay cả khi còn làm cán bộ quản lý của trường tiểu học (học sinh tiểu học không dự cuộc thi này). Quy mô cuộc thi ngày càng được mở rộng, chất lượng cũng được nâng lên một cách rõ rệt. Theo thông tin từ ban tổ chức, số lượng thí sinh tham gia lần đầu tiên khoảng 20.000 em, sau đó tăng lên từng năm. Đến năm học này, số thí sinh tham gia đã là 141.000 em. Khi tổ chức và tham gia cuộc thi ở cấp trường, các thầy cô rất bận rộn do vừa bước vào năm học mới. Nhưng thầy cô cũng như các em học sinh thấy rõ lợi ích nên đã tham gia một cách hào hứng. Tôi cho rằng, cuộc thi là một sân chơi bổ ích và có nhiều lý thú nên mới thu hút một số lượng thí sinh nhiều như vậy.
- Theo ông, cuộc thi Prudential - Văn hay chữ tốt khác gì với kỳ thi học sinh giỏi môn văn?
Mục đích của hai cuộc thi đều nhằm thúc đẩy việc dạy và học môn văn, phát hiện và tiếp tục bồi dưỡng những em có năng khiếu về môn văn. Tuy nhiên, “Văn hay chữ tốt” là cuộc thi mang tính đại trà hơn, tất cả các em học sinh bậc THCS đều có thể tham gia. Thi học sinh giỏi chỉ tập trung vào một số em có năng khiếu về môn văn. Và dĩ nhiên việc ra đề thi của hai kỳ thi này cũng có phần khác hơn.
- Cuộc thi này có đóng góp gì cho việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay không, thưa ông?
Ý kiến của các thầy cô giáo từ cơ sở cũng như các bậc phụ huynh và các em học sinh dự thi đều đánh giá cao cuộc thi này. Đây là một cuộc thi cần thiết, nhất là trong xu thế hiện nay, môn văn là một trong những môn cơ bản trong nhà trường nhưng tình hình giảng dạy và học tập trong thời gian qua chừng mực nào đó cũng chưa được như mong muốn.
Theo tôi, cuộc thi đã có những đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy việc dạy và học văn trong nhà trường. Đây là một “sân chơi” sẵn sàng đón chào các em ngay từ vòng đầu tiên, sau đó trải qua các vòng thi để loại dần. Chủ đề cuộc thi xuyên suốt trong các năm qua là viết về tình yêu gia đình, người thân, quê hương, đất nước. Nhiều độ tuổi cùng tham gia một đề thi giúp cho chúng ta - những người lớn - hiểu hơn tình cảm tâm tư của từng em, ở từng lứa tuổi đối với gia đình, quê hương… Nội dung cuộc thi Văn hay chữ tốt có thể nói “mở” hơn những cuộc thi học sinh giỏi, vì thế tạo cho các em bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc trong bài viết hết sức tự nhiên, thoải mái…
- Từ thực tế của những năm qua, ông có đề nghị gì để cuộc thi ngày càng hấp dẫn hơn?
Với sự hữu ích của cuộc thi như đã nói ở trên, chúng ta cần duy trì cuộc thi này hàng năm. Với quy mô ngày càng mở rộng hơn, tôi nghĩ ngành GD-ĐT quận Gò Vấp nói riêng và thành phố nói chung sẽ luôn sẵn sàng hợp tác với Báo SGGP để cuộc thi ngày càng đạt chất lượng cao hơn. Tôi được biết nhà tài trợ cũng sẵn sàng ủng hộ việc mở rộng quy mô cuộc thi. Điều đó cho thấy xã hội đã rất quan tâm, ủng hộ cuộc thi nói riêng và việc dạy, học văn nói chung qua cuộc thi này.
Theo Báo SGGP
(HBĐT) - Ngày 26/9, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức toạ đàm kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (2/10/1996-2/10/2011) và kỷ niệm 14 năm thành lập Hội Khuyến học tỉnh. Dự và chủ trì buổi toạ đàm có đồng chí Quách Thế Tản, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh, uỷ viên T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh. Tham dự có đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh, Hội Khuyến học các huyện và thành phố Hoà Bình.
Đã hơn 6 giờ chiều, tại một trường tiểu học, vẫn còn 4-5 HS đang chờ bố mẹ đến đón. Cùng đó, một giáo viên đang ngồi đọc báo trước phòng bảo vệ canh chừng HS. Chỉ khi nào trò về hết, cô mới kết thúc ngày làm việc của mình để về nhà với con.
Sau gần 1 tuần nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 3, trong khi các trường ngoài công lập phấn khởi” với số lượng hồ sơ đổ về nhiều hơn hẳn so với đợt 2 thì các trường công lập, nhất là các trường ĐH địa phương còn tuyển đợt này chỉ biết “kêu trời”.
(HBĐT) - Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”của Chính phủ (Đề án 1956) có thời gian thực hiện dài, yêu cầu lực lượng tham gia đông và số lao động sau đào tạo có việc làm đạt tỷ lệ cao. Sau 1 năm tổ chức thực hiện, tỉnh ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản, tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn hạn chế. Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH xung quanh vấn đề này.
Ngày 21/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1640/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011- 2015 với kinh phí hơn 4.150 tỷ đồng.
So với năm 2010, học phí năm 2011 đối với tân sinh viên các trường đại học (ĐH) ngoài công lập tăng đến chóng mặt. Nhiều trường, học phí tăng 11 - 14,5 triệu đồng/năm so với mức học phí năm 2010. Và đây là trở ngại khiến nhiều thí sinh không dám đăng ký xét tuyển vào các trường ngoài công lập, thậm chí có thí sinh trúng tuyển bỏ học.