Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, niềm tự hòa của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh, là nơi học tập, rèn luyện của con em các dân tộc vì ngày mai lập nghiệp.
(HBĐT) - Chẳng nhìn đâu xa, chỉ nhìn lại thời điểm giáo dục Hoà Bình nhập tỉnh Hà Sơn Bình (cuối những năm 70, đầu những năm 80 thế kỷ XX) cũng thấy bộc lộ những khó khăn hiện hữu. Đội ngũ cán bộ, giáo viên người bản địa thiếu, chắp vá; cơ sở vật chất tạm bợ, tình trạng học ca 3 là chuyện thường ngày.
Một cựu học sinh trường THPT Kim Bôi B (nay là trường THPT Cù Chính Lan, huyện Lương Sơn) nhớ lại những lần đi lao động trát vách lớp học bằng rơm, bùn rồi buổi học ca 3 thông tầm từ 11h30’. Học sinh không được học ngoại ngữ..., các ngành học, bậc học trong vùng cũng còn muôn vàn khó khăn. Nay, sau những đầu tư, quan tâm của các cấp, ngành, lớp học tạm bợ một thời đã lùi vào dĩ vãng. Trường THPT Cù Chính Lan nay đã khang trang, sạch đẹp hơn nhiều. Nhìn rộng ra sự nghiệp giáo dục trong vùng, hệ thống trường lớp ngày càng phát triển. Chỉ tính riêng dọc đường Hồ Chí Minh từ Tân Thành (Lương Sơn) xuống các xã vùng nam Lương Sơn cũng có đến 3 - 4 trường chuẩn quốc gia như: THCS Tân Thành, tiểu học Cao Dương, trường tiểu học và trường mầm non Cao Thắng đã có những điều kiện cơ bản để trở thành tường chuẩn quốc gia trong tương lai gần. Các lớp học mầm non, chi trường tiểu học đến tận các thôn, xóm... Không chỉ Kim Bôi hay Lương Sơn mà sự nghiệp GD&ĐT của 11 huyện, thành phố đều có những bước tiến dài. Từ vùng cao Ngổ Luông (Tân Lạc) - Anh hùng lao động một thời tới các trường nội trú liên xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), nội trú liên xã Mường Chiềng hay các lớp bán trú dân nuôi ở xã Vầy Nưa, Đồng Nghê (Đà Bắc), Quý Hoà (Lạc Sơn)..., mỗi trường, mỗi xã đều tạo được những dấu ấn riêng biệt. Trường lớp khang trang, kiên cố hơn.
Mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp đã tạo điều kiện cho con em của tỉnh được học cái chữ Bác Hồ ngày càng đầy đủ hơn. Đến năm học này, toàn tỉnh có 227 trường mầm non, 220 trường tiểu học, 17 trường PTCS, 203 trường THCS, 10 trường PTDTNT huyện, liên xã, 38 trường THPT, 14 trung tâm và 2 trường chuyên nghiệp trực thuộc Sở, 210 TTHTCĐ. Trong 8.508 phòng học có 5.947 phòng học kiên cố, chiếm 69,9%; 1.659 phòng bán kiên cố, chiếm 19,5% và 968 phòng tạm, cùng 1.172 phòng công vụ của giáo viên, 564 phòng thư viện, 394 phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn. 100% trường đều đã bảo đảm đủ cơ sở vật chất. Kết thúc năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 134 trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng của đội ngũ CB-GV, chất lượng học tập và rèn luyện của HS đang tiếp tục có những chuyển biến đáng mừng. Đến năm học này, toàn tỉnh có 189.026 HS-SV và trên 20.300 cán bộ, giáo viên.
Nhiều trường luôn phấn đấu khẳng định được sức bền trong bước phát triển chung của sự nghiệp giáo dục toàn tỉnh. Trường CĐSP Hoà Bình, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, PT DTNT tỉnh... tạo được những dấu ấn mạnh trong sự nghiệp của tỉnh bằng nền tảng truyền thống và chất lượng giáo dục. Trong vườn hoa “Hai tốt”, nhiều tập thể, cá nhân đã xuất hiện ở hầu hết các trường, huyện, thành phố. Chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà được giữ vững. Trong 21 lần tham dự kỳ thi HS giỏi quốc gia, tỉnh ta đã đoạt 1.001 giải (37 giải nhất, 194 giải nhì, 770 giải ba và khuyến khích); 138 HS dân tộc đoạt giải quốc gia.
Mỗi giai đoạn, GD&ĐT tỉnh ta đều tạo những dấu mốc nhất định. Năm 1995, tỉnh ta đã được Nhà nước công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH-CMC, là tỉnh miền núi thứ 2 và là tỉnh thứ 13 trong toàn quốc đạt chuẩn về công tác này. Năm 2003, tỉnh ta được công nhận đạt chuẩn PCGDTHCS. Năm 2005 tiếp tục được công nhận PCGD tiểu học đúng độ tuổi.
Trong chuỗi thành tích mà sự nghiệp GD&ĐT tỉnh đạt được trong nhiều năm qua, 20 năm sau tái lập tỉnh đã tạo được dấu mốc đáng nhớ. Nhiều năm liền ngành đã được Bộ GD&ĐT tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc; nhiều tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ, bằng khen. Năm 1995, ngành đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Năm 2003, được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba và năm 2011 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì.
Bùi Huy
Chiều 27/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chúc mừng Giáo sư Hoàng Tụy vừa được Tổ chức quốc tế Tối ưu Toàn cục trao tặng Giải thưởng “Constantin Caratheodory Prize,” mang tên nhà toán học lừng danh người Đức, gốc Hy Lạp.
Bộ GDĐT đã có văn bản gửi các trường ĐH, CĐ, TCCN yêu cầu báo cáo kết quả tuyển sinh 2011 và kế hoạch tuyển sinh TCCN năm 2012.
(HBĐT) – Những năm qua, tập thể giáo viên trường mầm non Phú Lão (Lạc Thuỷ) đã cùng nhau cố gắng học tập, xây dựng trường ngày càng hoàn thiện hơn. Đến nay, nhà trường đã có một khuôn viên rộng 12.408 m2, thoáng mát với 17 phòng học, sân chơi ngoài trời và một số phòng chức năng đảm bảo nhu cầu học tập cũng như sinh hoạt của trẻ.
(HBĐT) - Ngày 26/9, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức toạ đàm kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (2/10/1996-2/10/2011) và kỷ niệm 14 năm thành lập Hội Khuyến học tỉnh. Dự và chủ trì buổi toạ đàm có đồng chí Quách Thế Tản, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh, uỷ viên T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh. Tham dự có đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh, Hội Khuyến học các huyện và thành phố Hoà Bình.
Đã hơn 6 giờ chiều, tại một trường tiểu học, vẫn còn 4-5 HS đang chờ bố mẹ đến đón. Cùng đó, một giáo viên đang ngồi đọc báo trước phòng bảo vệ canh chừng HS. Chỉ khi nào trò về hết, cô mới kết thúc ngày làm việc của mình để về nhà với con.
Sau gần 1 tuần nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 3, trong khi các trường ngoài công lập phấn khởi” với số lượng hồ sơ đổ về nhiều hơn hẳn so với đợt 2 thì các trường công lập, nhất là các trường ĐH địa phương còn tuyển đợt này chỉ biết “kêu trời”.