Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng để người học lựa chọn.

Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng để người học lựa chọn.

“Kiểm định chất lượng đào tạo là hoạt động nhằm mục đích bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, do vậy phải trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học”.

Đó là ý kiến trong báo cáo thẩm tra sơ bộ của của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng về Dự án Luật giáo dục đại học (GDĐH) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến chỉ đạo.
 
Dự thảo Luật GDĐH đã dành hẳn chương VII quy định về bảo đảm chất lượng đào tạo, trong đó có quy định về kiểm định chất lượng GDĐH. Tuy nhiên, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng cho rằng: “Các quy định liên quan đến vấn đề này trong Dự thảo Luật mới chỉ dừng lại ở mức độ đề ra các nguyên tắc cơ bản và khái quát, chưa đủ cụ thể và cũng chưa đề cập rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở GDĐH trong công tác kiểm định chất lượng đào tạo”.
 
Thường trực Ủy ban đề nghị quy định hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục là bắt buộc đối với cơ sở GDĐH và áp dụng các hình thức kiểm định chất lượng bắt buộc, kiểm định chất lượng tự nguyện theo hướng hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước thì do cơ quan quản lý nhà nước về GDĐH chỉ định. Còn việc kiểm định nhằm đáp ứng nhu cầu bảo đảm và nâng cao chất lượng thì cơ sở GDĐH tự lựa chọn về thời điểm và tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo.
 
Cần quy định rõ trong Luật về quy trình và chu kỳ kiểm định, quy trình công khai hóa kết quả kiểm định chất lượng; chính sách ưu tiên, khuyến khích các cơ sở GDĐH tham gia kiểm định chất lượng đào tạo nhằm phấn đấu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhà trường, xã hội và người học; quy định việc sử dụng kết quả kiểm định làm căn cứ để phân loại chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH, trên cơ sở đó có chính sách đầu tư, giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu KH - CN và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở GDĐH cũng như chế tài đối với cơ sở GDĐH không đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo.  Cần có các quy định về điều kiện thành lập các cơ sở kiểm định chất lượng độc lập; việc công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục giữa các tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo; giải quyết tranh chấp về kết quả kiểm định, chất lượng đào tạo; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm định viên….

Đồng thời, Thường trực Ủy ban đề nghị ban hành một bộ chuẩn quốc gia về chất lượng GDĐH và yêu cầu về chất lượng tối thiểu đối với các chương trình đào tạo đại học. Theo đó, Luật cần quy định chỉ cho phép thực hiện những chương trình bảo đảm yêu cầu  về chất lượng tối thiểu và khuyến khích các cơ sở GDĐH nâng cao chất lượng đào tạo, hướng đến chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế.

Tại buổi thảo luận về Dự thảo Luật GDĐH của Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tán thành vấn đề kiểm định chất lượng là bắt buộc và chính đáng nhưng người đứng đầu ngành giáo dục đề nghị Thường vụ Quốc hội cân nhắc lại.

Bộ trưởng Luận giải thích: “Chúng tôi khảo sát 150 nước, có khoảng 200 tổ chức kiểm định thấy rằng nước nào cũng quan tâm tới kiểm định chất lượng và đều có tổ chức kiểm định nhà nước nhưng mà tuyệt đại bộ phận tất cả các nước đó trừ Hungary có tổ chức kiểm định bắt buộc còn 149 nước có tổ chức kiểm định nhưng là hoạt động khuyến khích để các trường tham gia”.

Tán thành với ý kiến của Ủy ban VH GD TNTN&NĐ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Cần có kiểm định chất lượng giáo dục bắt buộc. Nhà nước cần phải đưa ra quy định bắt buộc về kiểm định và công bố chuẩn toàn quốc, phân loại trường theo các cấp độ khác nhau. Trên cơ sở phân loại đó cần có tổ chức kiểm định độc lập, nhà nước kiểm tra, giám sát và công bố hoặc các trường tự kiểm định, tự công bố trên bộ chuẩn của Nhà nước thì người học mới tin và lựa chọn vào học như vậy mới xã hội hóa được”.

 

                                                                               Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, niềm tự hòa của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh, là nơi học tập, rèn luyện của con em các dân tộc vì ngày mai lập nghiệp.
Cô giáo và các em học sinh trường THCS thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) bước vào năm học mới.

Kinh nghiệm giáo dục trong tình trạng khẩn cấp

Ngày 28/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam... tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trong tình trạng khẩn cấp".

Cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” thúc đẩy việc dạy và học văn

Cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” năm 2011 do Báo SGGP phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM và nhà tài trợ Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential tổ chức đang bước vào vòng thi cấp quận, huyện. Cuộc thi thực sự đã trở thành một sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút hàng chục ngàn học sinh bậc THCS tham gia. Sáng 28-9, các quận 1, 3, 7, Gò Vấp, Tân Phú đồng loạt tổ chức vòng thi cấp quận. Tại điểm thi quận Gò Vấp, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Thanh Tuấn (ảnh), Trưởng phòng GD-ĐT quận một số vấn đề liên quan.

Trường tiểu học Hùng Sơn xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

(HBĐT) - Năm học mới 2011 - 2012 cũng là năm thứ hai, thầy, trò trường TH Hùng Sơn, (Lương Sơn) được đón khai giảng trong ngôi trường mới. Khuôn viên rộng rãi, lớp học khang trang, những tiết mục văn nghệ và những trò chơi dân gian thú vị đã giúp cho các em có một ngày hội đến trường thực sự ý nghĩa. Đó là kết quả của quá trình thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của nhà trường.

GS Hoàng Tụy nhận giải thưởng toán học quốc tế

Chiều 27/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chúc mừng Giáo sư Hoàng Tụy vừa được Tổ chức quốc tế Tối ưu Toàn cục trao tặng Giải thưởng “Constantin Caratheodory Prize,” mang tên nhà toán học lừng danh người Đức, gốc Hy Lạp.

Cuối tháng 11 các trường phải báo cáo kết quả tuyển sinh

Bộ GDĐT đã có văn bản gửi các trường ĐH, CĐ, TCCN yêu cầu báo cáo kết quả tuyển sinh 2011 và kế hoạch tuyển sinh TCCN năm 2012.

Trường mầm non xã Phú Lão - Nơi ươm mầm trẻ thơ

(HBĐT) – Những năm qua, tập thể giáo viên trường mầm non Phú Lão (Lạc Thuỷ) đã cùng nhau cố gắng học tập, xây dựng trường ngày càng hoàn thiện hơn. Đến nay, nhà trường đã có một khuôn viên rộng 12.408 m­­­­­­2, thoáng mát với 17 phòng học, sân chơi ngoài trời và một số phòng chức năng đảm bảo nhu cầu học tập cũng như sinh hoạt của trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục