Các trường ĐH tại TP.HCM đã góp ý cho dự thảo Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020. Trong đó, đổi mới thi cử và quản lý, phân tầng các trường ĐH là vấn đề “nóng”.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có buổi làm việc tại TP.HCM vào hôm nay (4.10) với UBND TP.HCM, hiệu trưởng các trường của tất cả các cấp học nhằm lấy ý kiến cho Chiến lược Phát triển giáo dục (GD) 2011-2020.

Thi 3 chung đã lỗi thời

“Đã đến lúc quá chín muồi để chấm dứt thi ĐH-CĐ theo 3 chung. Không có một dân tộc nào mà cả nước nín thở, hồi hộp theo dõi một cuộc thi ĐH đến từng dấu cộng trong đề thi. Chỉ cần sai một dấu là ảnh hưởng đến cả nước”. Đó là ý kiến của Phó giáo sư - Tiến sĩ Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).


Thí sinh căng thẳng "chen" chân vào cánh cửa ĐH mỗi mùa thi - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Theo ông Sen, giao quyền tự chủ cho các trường ĐH là xu hướng tất yếu trong đổi mới GD. Khi Bộ GD-ĐT đã giao quyền tự chủ tài chính cho các trường; quyền ký, cấp các văn bằng cử nhân, thạc sĩ và sắp tới đây là tiến sĩ cho hiệu trưởng các trường ĐH thì không cớ gì Bộ GD-ĐT lại vẫn cứ phải lo "siết" đầu vào.

Đồng tình với ý kiến của ông Sen có nhiều hiệu trưởng của các trường ĐH khác. Tuy nhiên, Phó giáo sư - Tiến sĩ Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM, phân tích thêm: Nếu thay đổi thi 3 chung thì cần một lộ trình để sự thay đổi có căn cơ.

Theo bà Quỳ, Bộ GD-ĐT nên mở rộng đầu vào tuyển sinh ĐH. “Không phải các trường ĐH, các ngành đào tạo đều cần phải thi đầu vào. Mỗi trường ĐH có cơ chế sàng lọc tự thân trong quá trình đào tạo, để đảm bảo chất lượng đầu ra. Đây mới là điều quan trọng. Vì vậy, có ngành cần phải thi đầu vào, có ngành không cần phải thi mà thí sinh chỉ cần đăng ký và được xét tuyển theo học”, bà Quỳ nói.

 
Cả xã hội cùng hồi hộp theo dõi và vận động theo kỳ thi ĐH - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Bên cạnh đó, Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Bảo Lâm, Hiệu trưởng ĐH Mở TP.HCM, cho rằng việc thi theo các khối A, B, C, D như hiện nay đã không còn phù hợp với yêu cầu đào tạo của từng ngành.

Cùng ý kiến trên, Phó giáo sư - Tiến sĩ Võ Tấn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Y dược TP.HCM, kiến nghị Bộ GD-ĐT cần có lộ trình để thay đổi các môn thi cho phù hợp với từng ngành đào tạo ĐH.

“Các trường ĐH có thể được tự tuyển sinh theo yêu cầu đào tạo và tự chứng minh chất lượng GD, chỗ đứng của trường. Từ đó, sẽ có sự phân tầng về chất lượng, vị trí các trường ĐH. Bộ GD-ĐT chỉ giữ vai trò kiểm tra, quản lý. Trường nào sai thì chịu trách nhiệm”, ông Sen nói.

Đầu tư trọng điểm cho giáo dục

Song song với việc thi cử thì chất lượng và phân tầng GD cũng được các hiệu trưởng đặt ra. Theo bà Quỳ, Bộ GD-ĐT hiện nay đang đầu tư tràn lan cho GD. “Cần có một sự phân tầng các trường ĐH, trường nào có nhiệm vụ “phổ cập” ĐH, trường nào đào tạo mũi nhọn, chuyên sâu, là đầu tàu “kéo” cả ngành GD đi lên”, bà Quỳ góp ý.

Phó giáo sư - Tiến sĩ Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng Nhà nước cần bỏ tiền đầu tư vào những ngành học mà đất nước, xã hội đang cần nhưng người học lại không mặn mà vì không phải ngành “thời thượng”.

 
Các trường ĐH kiến nghị được tự chủ trong phương án, cách thức tuyển sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Cụ thể hơn, Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hay, Phó hiệu trưởng ĐH Nông Lâm dẫn chứng, trong mỗi đợt tuyển sinh của trường thì khối kinh tế có thí sinh thi vào rất nhiều, trong khi khối khoa học kỹ thuật thì không ai thi. Trong chiến lược GD cần có những chính sách điều phối để cân bằng nguồn nhân lực.

Kết luận trước các ý kiến đóng góp, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Thi 3 chung đã tồn tại qua 10 năm nay và đạt được những hiệu quả. Hiện nay, người dân đã có sự cân nhắc khi chọn lựa khi thi vào các trường ĐH. Về việc thay đổi, tìm phương án thay thế cho hình thức thi 3 chung, Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu nhưng sẽ thực hiện từng bước, tránh gây đảo lộn, “sốc” trong thay đổi.

“Bộ GD-ĐT cho phép các trường đề xuất phương án tuyển sinh (để thay thế thi 3 chung) nhưng không được lặp lại hiện trạng thi tràn lan như trước kia. Việc tuyển sinh phải công khai cho toàn dân giám sát và đảm bảo an toàn. Nếu các trường có phương án khác thay thế thi 3 chung thì Bộ ủng hộ, miễn sao đảm bảo các điều kiện trên”, ông Luận nói.

 

                                                   Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
HS trường Trung cấp nghề Nhân Đạo trong giờ học. Nhiều trường ĐH được đào tạo cả bậc TC nghề khiến các trường nghề gặp nhiều khó khăn để tồn tại - Ảnh: Mỹ Quyên
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng

“Kiểm định chất lượng đào tạo là hoạt động nhằm mục đích bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, do vậy phải trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học”.

Đại học thiếu người học

Hầu hết các trường ngoài công lập (NCL) đều phải thông báo xét tuyển NV3 với chỉ tiêu rất lớn. Bên cạnh đó, số trường công lập tham gia tuyển NV3 cũng không hề ít, khiến “cuộc đua” tìm thí sinh hết sức mệt mỏi.

Oằn vai đi học - Kỳ 1: Khổ sở vì học

Chủ trương giảm tải là tín hiệu vui với hi vọng giúp học sinh (HS) bớt căng thẳng. Nhưng trên thực tế, HS vẫn phải “cày” hàng đống bài tập và bài “thuộc lòng”, phải nhồi nhét đủ thứ kiến thức mới mong đủ sức đi thi.

Mạng lưới trường, lớp toàn tỉnh phát triển rộng khắp

(HBĐT) - Chẳng nhìn đâu xa, chỉ nhìn lại thời điểm giáo dục Hoà Bình nhập tỉnh Hà Sơn Bình (cuối những năm 70, đầu những năm 80 thế kỷ XX) cũng thấy bộc lộ những khó khăn hiện hữu. Đội ngũ cán bộ, giáo viên người bản địa thiếu, chắp vá; cơ sở vật chất tạm bợ, tình trạng học ca 3 là chuyện thường ngày.

Thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong toàn ngành.

Kinh nghiệm giáo dục trong tình trạng khẩn cấp

Ngày 28/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam... tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trong tình trạng khẩn cấp".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục