HS trường Trung cấp nghề Nhân Đạo trong giờ học. Nhiều trường ĐH được đào tạo cả bậc TC nghề khiến các trường nghề gặp nhiều khó khăn để tồn tại - Ảnh: Mỹ Quyên

HS trường Trung cấp nghề Nhân Đạo trong giờ học. Nhiều trường ĐH được đào tạo cả bậc TC nghề khiến các trường nghề gặp nhiều khó khăn để tồn tại - Ảnh: Mỹ Quyên

Năm nay, thêm nhiều trường ĐH, CĐ xin giấy phép đào tạo cả bậc CĐ - trung cấp (TC) nghề khiến các trường CĐ - trung cấp nghề vốn đã khó khăn trong tuyển sinh lại càng vất vả hơn.

Trong năm 2011, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tuyển tới 3.100 chỉ tiêu (CT) bậc CĐ nghề, trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM 1.800 CT, trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng 1.500 CT bậc CĐ và 450 CT bậc trung cấp… Hiện có rất nhiều trường đang đào tạo một lúc 2 chương trình: chuyên nghiệp của Bộ GD-ĐT và nghề của Bộ LĐ-TB-XH. Tại trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, bên cạnh chương trình ĐH, CĐ chuyên nghiệp, hơn 10 năm nay còn đào tạo cả bậc CĐ nghề do Trung tâm đào tạo kỹ thuật cao tổ chức. Ngay cả trường ĐH FPT cũng quảng bá chương trình CĐ thực hành…

''Đúng là việc cấp phép cho các trường ĐH, CĐ đào tạo trình độ CĐ, TC nghề thể hiện sự bất cập, chính mình bó chân mình'' - PGS-TS DƯƠNG ĐỨC LÂN, Tổng cục phó Tổng cục Dạy nghề

Ngày càng có thêm nhiều trường ĐH, CĐ cũng được cấp phép tuyển sinh hệ nghề như trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trường CĐ Viễn Đông… Các trường ĐH, CĐ có đào tạo chương trình nghề đã đánh trúng tâm lý của thí sinh: được liên thông thẳng từ bậc trung cấp nghề lên CĐ và từ CĐ nghề lên bậc ĐH ngay tại trường để lấy bằng cử nhân do Bộ GD-ĐT cấp. Vì bậc CĐ nghề không cần thi tuyển (chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT), cho nên nghiễm nhiên số thí sinh không đủ điểm sàn ĐH, CĐ đều có thể đăng ký học và chỉ sau 4 - 4 năm rưỡi là có thể lấy bằng ĐH như bất kỳ thí sinh đạt điểm cao nào khác!

Như vậy, đối tượng dành cho bậc TC nghề hiện nay chỉ là những học sinh rớt tốt nghiệp THPT và lớp 10.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2011 trên toàn quốc là 95,72%. Nếu cho rằng tất cả số học sinh còn lại sẽ vào TC nghề thì cũng chỉ có gần 5%. Ngoài ra, cũng còn xấp xỉ 20% học sinh tốt nghiệp THCS không tiếp tục học lên THPT hoặc học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 công lập có thể chọn trường nghề. Thế nhưng, theo hiệu trưởng một trường trung cấp nghề tại TP.HCM, những đối tượng này chọn hướng học nghề không nhiều.

Việc các trường ĐH, CĐ tuyển sinh cả hệ TC nghề khiến cho các trường TC nghề gặp khó khăn nên bằng mọi cách nâng cấp lên CĐ cho dễ tuyển sinh hơn. Ông Dương Minh Kiên - Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Quang Trung, lo lắng: “Một số trường ĐH đào tạo tràn lan một lúc nhiều hệ thế này ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại của các trường nghề, nhất là TC nghề. Nhiều trường TC nghề có nguy cơ đóng cửa vì không thể tuyển sinh, hoặc sẽ cố để nâng cấp lên CĐ”. Theo ông Kiên, các trường ĐH đào tạo thêm hệ nghề chỉ nhằm mục đích đảm bảo chỉ tiêu và lợi nhuận, chứ điều lệ trường ĐH do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì đã nêu rõ trường ĐH đào tạo trình độ ĐH, CĐ hoặc cao hơn theo hướng hàn lâm.

Trả lời về vấn đề này, PGS-TS Dương Đức Lân - Tổng cục phó Tổng cục Dạy nghề cho biết: “Đúng là việc cấp phép cho các trường ĐH, CĐ đào tạo trình độ CĐ, TC nghề thể hiện sự bất cập, chính mình bó chân mình. Việc cấp phép này là không hợp lý, không muốn làm nhưng vì theo luật, đơn vị nào có đủ điều kiện là được phép đào tạo. Tuy nhiên điều này sẽ khó cho hệ thống các trường nghề”.

 

                                                                      Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng để người học lựa chọn.
Không có hình ảnh

Oằn vai đi học - Kỳ 1: Khổ sở vì học

Chủ trương giảm tải là tín hiệu vui với hi vọng giúp học sinh (HS) bớt căng thẳng. Nhưng trên thực tế, HS vẫn phải “cày” hàng đống bài tập và bài “thuộc lòng”, phải nhồi nhét đủ thứ kiến thức mới mong đủ sức đi thi.

Mạng lưới trường, lớp toàn tỉnh phát triển rộng khắp

(HBĐT) - Chẳng nhìn đâu xa, chỉ nhìn lại thời điểm giáo dục Hoà Bình nhập tỉnh Hà Sơn Bình (cuối những năm 70, đầu những năm 80 thế kỷ XX) cũng thấy bộc lộ những khó khăn hiện hữu. Đội ngũ cán bộ, giáo viên người bản địa thiếu, chắp vá; cơ sở vật chất tạm bợ, tình trạng học ca 3 là chuyện thường ngày.

Thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong toàn ngành.

Kinh nghiệm giáo dục trong tình trạng khẩn cấp

Ngày 28/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam... tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trong tình trạng khẩn cấp".

Cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” thúc đẩy việc dạy và học văn

Cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” năm 2011 do Báo SGGP phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM và nhà tài trợ Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential tổ chức đang bước vào vòng thi cấp quận, huyện. Cuộc thi thực sự đã trở thành một sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút hàng chục ngàn học sinh bậc THCS tham gia. Sáng 28-9, các quận 1, 3, 7, Gò Vấp, Tân Phú đồng loạt tổ chức vòng thi cấp quận. Tại điểm thi quận Gò Vấp, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Thanh Tuấn (ảnh), Trưởng phòng GD-ĐT quận một số vấn đề liên quan.

Trường tiểu học Hùng Sơn xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

(HBĐT) - Năm học mới 2011 - 2012 cũng là năm thứ hai, thầy, trò trường TH Hùng Sơn, (Lương Sơn) được đón khai giảng trong ngôi trường mới. Khuôn viên rộng rãi, lớp học khang trang, những tiết mục văn nghệ và những trò chơi dân gian thú vị đã giúp cho các em có một ngày hội đến trường thực sự ý nghĩa. Đó là kết quả của quá trình thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục