Một buổi trao đổi về tình hình nhà trường giữa cán bộ xã và đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Tân Thành.

Một buổi trao đổi về tình hình nhà trường giữa cán bộ xã và đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Tân Thành.

(HBĐT) - Năm học 2011-2012 này, tại Bặc Rặc - một bản người Dao ở xã Tân Thành (Lương Sơn),cô giáo tiểu học cắm bản lớp ghép 3 trình độ đang đồng hành cùng các em lớp 1, 2, 3 học cái chữ Bác Hồ. ở 10 xóm, bản khác, các em học sinh dân tộc Mường, Kinh, Dao cũng đã, đang nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và toàn dân. So với thời điểm cách đây 5-7 năm, sự nghiệp GD ở Tân Thành đã có nhiều đổi mới.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Tân Thành chia sẻ: Trong số 1.400 hộ, 5.818 nhân khẩu, đồng bào Mường, Dao chiếm tới 80% (2 bản người Dao Bặc Rặc, ông Cây). Cái khó trong phát triển KT-XH (hiện tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã chiếm tới 51,6%) cùng với nếp nghĩ cũ của đồng bào các dân tộc nơi đây có những ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Dẫu vậy, trong nhiều năm gần đây, cùng với định hướng quan tâm, đầu tư cụ thể của các cấp chính quyền và ngành Giáo dục, Đảng ủy, chính quyền xã đã đưa vào nghị quyết đích phấn đấu nhằm nâng tầm chất lượng giáo dục của xã. Với sự đầu tư của các dự án và đề án kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên, đến nay, 3 trường mầm non, tiểu học và THCS đều có nhà cao tầng, kiên cố trong đó, trường mầm non 2 tầng đang chuẩn bị đưa vào sử dụng. Theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, hiện nay, xã đang có sự điều chỉnh về diện tích các trường học cho 3 trường: THCS (9835 m2), mầm non (gần 3000 m2) và tiểu học tăng từ 2700 m2 tăng lên 3.700 m2; có hướng và các nhóm giải pháp nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng học nhờ nhà dân, nhà kho của các lớp mầm non Trong nỗ lực chung đó, Tân Thành đã, đang tạo được nền tảng trong giáo dục khá vững vàng. Từ năm 2003, xã đã được công nhận hoàn thành phổ cập GDTHCS. Hiện nay, xã đang từng bước nâng cao chất lượng hoàn thành phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo mầm non trẻ 5 tuổi... Trong quá trình thực hiện, năm 2008, trường THCS Tân Thành đã được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ I. Thầy giáo Nguyễn Trung Chính, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong quá trình phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia và đạt được chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn như hiện nay, trường đã nhận được sự quan tâm, đầu tư thiết thực của các cấp ủy, chính quyền và toàn dân. Nhà nước đầu tư xây dựng 2 nhà 2 tầng với14 phòng học. Bà con đã đóng góp kinh phí, ngày công, san nền sân trường, xây dựng khuôn viên, tường bao trị giá 120 triệu đồng và cổng trường, nhà để xe cho giáo viên Có sự vào cuộc của toàn dân, trường THCS Tân Thành đang tạo được bước chuyển đáng kể về nhiều mặt. Hiện nay, 16/30 giáo viên của trường có trình độ trên chuẩn; học sinh được xếp loại học sinh giỏi, học sinh tiên tiến chiếm gần 40%. Hàng năm, trường có từ 5-7  học sinh giỏi cấp  huyện, 2-3 em học sinh giỏi cấp tỉnh. Trường luôn đứng trong tốp các trường tiên tiến của huyện, của tỉnh Cùng với điển hình THCS Tân Thành, các trường mầm non, tiểu học Tân Thành cũng đã có sự vươn lên về nhiều mặt. Tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo đến lớp đạt trên 90% (296 cháu). Từ năm 2002 đến nay, hàng năm, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra học các lớp mầm non đều đạt 100%. Nhiều năm liền, trường tiểu học Tân Thành có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm học 2010-2011, trường có 2 học sinh đoạt  giải nhất cấp tỉnh giao lưu Tiếng Việt của chúng em; 1 học sinh giỏi cấp tỉnh (môn tiếng Việt lớp 5); tỷ lệ học sinh giỏi chiếm 15%; tỷ lệ học sinh tiên tiến chiếm 30%. Nhiều năm qua, Tân Thành không có học sinh tiểu học bỏ học. Hiện nay, khi trường tiểu học Lương Mỹ chuyển về xã, chất lượng giáo dục tiểu học Tân Thành chắc chắn sẽ được cải thiện về chất vì ngôi trường này từng có truyền thống dạy tốt - học tốt từ  nhiều năm trước.

 

                                                                                           Bùi Huy

 

 

Các tin khác

Thí sinh khuyết tật dự thi tại Học viện Bưu chính Viễn thông năm 2011.
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng nhà trường.
Niềm vui của thầy, trò trường tiểu học xã Mỵ Hòa khi được tiếp cận với máy tính.

Chất lượng giáo dục ĐH phải thay đổi tận gốc

Chất lượng giáo dục đại học yếu kém đã được nhiều nhà giáo, nhà khoa học cảnh báo từ nhiều năm nay chứ không phải sau sự kiện Nam Định “chê” sinh viên dân lập mới được đưa ra bàn thảo.

Sẽ có nhiều chính sách ưu tiên về giáo dục cho người khuyết tật

Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư liên tịch quy định chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật. Theo dự thảo này người khuyết tật được ưu tiên về độ tuổi nhập học; tuyển sinh; miễn, giảm một số môn học; học phí; học bổng…

Rủ nhau học tiến sĩ Mỹ “ngoài luồng”

Không chỉ giảng viên các trường CĐ, ĐH địa phương, ngay cả nhiều giảng viên của các trường ĐH lớn cũng tham gia học tiến sĩ “chui”...

Mở 325 lớp dạy nghề cho 11.378 lao động

(HBĐT) - 9 tháng năm 2011, ngành LĐ-TB&XH đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở được 325 lớp dạy nghề cho 11.378 lao động, đạt 66,8% kế hoạch năm, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đã đào tạo được 382 chỉ tiêu thuộc Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: Bộ GD-ĐT sẽ ra quy định mới về quy chế giao chỉ tiêu

“Sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra quy định mới về quy chế giao chỉ tiêu. Nếu trường nào đó 2-3 năm liên tiếp không tuyển được đủ chỉ tiêu thì Bộ GD-ĐT sẽ càng ngày càng cắt giảm chỉ tiêu xuống, tránh tình trạng các trường không sử dụng hết chỉ tiêu quy định”.

Đào tạo 892 lượt cán bộ cho Dự án Giảm nghèo

(HBĐT) - Từ tháng 7 - 9/2011, BQL DAGN giai đoạn II của tỉnh đã tổ chức 4 lớp đào tạo cho 117 lượt học viên tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục