Chiều 26-10, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo chuyên đề về dự án Giáo dục Đại học (GDĐH).

 

Báo cáo về dự án luật này, ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD-ĐT, cho biết mục đích của luật là nhằm thể chế hóa các Nghị quyết ĐH Đảng XI về đổi mới căn bản toàn diện nền GD-ĐT; tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới quản lý Nhà nước về GDĐH và đổi mới quản lý của cơ sở giáo dục, nâng cao chất lượng GDĐH; đẩy mạnh phân cấp quản lý GDĐH và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở GDĐH phù hợp với năng lực quản lý, năng lực tổ chức hoạt động GĐ và trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn đầu tư của xã hội đối với GDĐH.

Một số nội dung đáng chú ý của luật này như về vấn đề tuyển sinh, cơ sở GDĐH tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng của mình.

Đặc biệt, trường ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh, tự in bằng tốt nghiệp. Dự án luật này cũng quy định các trường phải thành lập Hội đồng trường (HĐT) do hiệu trưởng hoặc giám đốc trường làm chủ tịch; đề cập khái niệm ĐH phi lợi nhuận và có lợi nhuận; sự phân tầng ĐH; quy định thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng độc lập… Đây là dự thảo luật lần thứ 5. Ngày 2-11 tới Chính phủ sẽ trình ra Quốc hội cho ý kiến.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc chủ tịch HĐT là hiệu trưởng hoặc giám đốc ĐH thì có dẫn đến tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi? Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, HĐT là điều không thể thiếu khi giao quyền tự chủ cho các trường. Sẽ không có việc Chủ tịch HĐT vừa đá bóng vừa thổi còi hay lộng quyền vì HĐT có nhiều thành viên, Chủ tịch HĐT chỉ là một thành viên, một lá phiếu. Những quyết định quan trọng của trường phải là quyết định của HĐT. Hiệu trưởng chỉ lộng quyền khi trường không có HĐT.

Luật hướng đến việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH để nâng cao tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm nhưng sẽ không giao đồng loạt. Hiện nay các trường có sự phân tầng, mạnh yếu rất khác nhau. Giao tự chủ là dựa trên điều kiện năng lực của họ, dựa trên kết quả kiểm định chất lượng. Nếu giao đồng loạt sẽ hỗn loạn, mất kiểm soát chất lượng. Việc giao tự chủ sẽ có lộ trình. Điều này sẽ khuyến khích các trường nâng cao khả năng cạnh tranh để được giao quyền tự chủ. Nếu tự chủ mà vi phạm sẽ bị thu hồi quyền tự chủ.

Khi được giao tự chủ, các trường được quyền tự chủ tuyển sinh, in cấp bằng. Lúc đó, về mặt nguyên tắc, giá trị pháp lý các văn bằng là như nhau nhưng thương hiệu của mỗi tấm bằng là khác nhau, phụ thuộc vào thương hiệu của trường. Để sống còn, các trường sẽ phải tự mình nâng cao chất lượng nếu không muốn bị xã hội chối bỏ.

 

                                                                           Theo Báo SGGP

 

Các tin khác


Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục