Gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp giảng dạy, thầy Lê Văn Hoành - giáo viên dạy chuyên Lý Trường THPT chuyên Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã mang về cho trường 82 giải quốc gia, 5 giải quốc tế, 22 sáng kiến kinh nghiệm cùng hàng chục bằng khen, huân chương...
Với một bề dày thành tích trong sự nghiệp trồng người như vậy nhưng thầy Lê Văn Hoành (sinh năm 1961) rất ít nói về bản thân. Sau nhiều cuộc điện thoại hẹn gặp, chúng tôi may mắn được ngồi trò chuyện và lắng nghe thầy tâm sự về chặng đường làm thầy của mình.
"Bị" chuyển sang học Sư phạm
Niềm đam mê dạy Vật Lý và những bảng thành tích
Năm 1982, thầy Hoành ra trường với tấm bằng loại ưu và được giữ lại trường để dạy học. Nhưng với suy nghĩ “không đâu bằng quê hương”, muốn cống hiến công sức cho quê hương nên thầy đã về Thanh Hóa lập nghiệp.
Ban đầu, thầy Hoành được chuyển công tác về dạy học trường cấp 3 Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa. Nhớ về kỉ niệm đầu tiên đứng trên bục giảng, thầy khẽ cười: “Tôi là người luôn tự tin vào khả năng của mình nên lần đầu tiên lên lớp tôi không thấy thấy lo lắng, chỉ có chút hồi hộp. Thấy thầy giáo trẻ, các em học sinh nhao nhác nói chuyện, chạy nhốn nháo, nhưng khi tôi cất tiếng giảng môn Vât lý, những tiếng ồn bỗng nhiên im lặng, tôi biết mình đã thu hút được sự chú ý của các em học sinh”.
Được dạy các em học sinh giỏi chuyên Lý, niềm đam mê của thầy Hoành như sống dậy. “Tôi bỗng yêu nghề giáo từ lúc nào không hay. Tôi có thể quên ăn, quên thời gian khi dạy các em học sinh hoặc nghiên cứu sách. Lúc đó tôi chủ nhiệm một lớp chuyên Lý gồm 12 em học sinh, thầy trò vượt qua biết bao khó khăn. Tài liệu học không có, dụng cụ thí nghiệm cũng không, thầy trò chỉ biết học chay. Nhưng kết thúc khóa học, 11/12 em học sinh đậu đại học với kết quả cao. Đó là nguồn động viên lớn nhất dành cho tôi, khiến tôi càng phải cố gắng” - thầy Hoành tâm sự.
Gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, thầy Lê Văn Hoành đã mang về cho Trường THPT chuyên Lam Sơn và bản thân rất nhiều thành tích cao quý mà hiếm ai có được. Bước vào nghề giáo từ năm 1982, thầy Hoành đã chủ nhiệm 10 khóa học với 82 giải quốc gia của các em học sinh do thầy bồi dưỡng, 5 giải quốc tế và quốc tế khu vực… về Vật lý.
Là người có thâm niên công tác gần như lâu năm nhất Trường THPT chuyên Lam Sơn, thầy Lê Văn Hoành đã cống hiến 12 sáng kiến kinh nghiệm về môn Vật Lý đoạt giải A, B như “Mạch giao động điện từ”, bài toán mạch phi tuyến”…. nhận 22 bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa, 4 bằng khen của Bộ GD-ĐT và một bằng khen của Thủ tướng chính phủ tặng vào năm 2005 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo...
Thầy đang sống cùng gia đình tại phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Vợ thầy là cô Trịnh Thị Hoa, giáo viên Trường THPT Đào Duy Từ. Vợ chồng thầy có hai người con rất chăm ngoan và học giỏi. Người con trai đầu Lê Trịnh Tất Đạt hiện đang là du học sinh năm thứ 4 trường ĐH Quốc gia Singapore theo một chương trình học bổng. Cô con gái út là Lê Linh Hương đang là học sinh lớp 11 chuyên Lý Trường THPT Đào Duy Từ, hiện là thành viên đội tuyển thi quốc gia của trường.
Nói về sự học và phương pháp dạy học, thầy Hoành chia sẻ: “Muốn học sinh tiếp thu được bài học và có một tư duy sáng tạo, người thầy phải thổi cho các em một niềm đam mê, niềm đam mê thực sự về môn học”.
Theo DanTri
(HBĐT) - Cách đây hơn 50 năm, ngày 13/9/ 1958, Bác Hồ đã đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc. Tại lớp học này, Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang, mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ (1).
Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ chấm điểm đối với môn học thể dục, âm nhạc và mỹ thuật. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá học sinh (bậc THCS và THPT) bằng nhận xét.
Nhiều sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc làm trong khi ngày càng nhiều giáo viên bỏ việc vì không đủ sống. Đây là một nghịch lý có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nguồn nhân lực ngành sư phạm.
Để truyền kiến thức cho các em, người thầy, người cô nơi sơn cùng thủy tận buộc phải nói được 4 thứ tiếng: Kinh, Thái, Mông và Khơ Mú. Đó là "nhiệm vụ bất khả kháng" của những giáo viên ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An).
Ngoài áp lực của công việc, không phải giáo viên nào cũng may mắn nhận được sự thông cảm từ gia đình. Không có thời gian cho cuộc sống riêng, đời sống thiếu thốn là lý do nhiều người phải lựa chọn công việc hay gia đình.
(HBĐT) - Ngày 18/11, trường PT DTNT tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Dự và chia vui cùng thầy trò nhà trường có đồng chí Quách Thế Tản, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, UBND thành phố và phường Tân Hòa (TPHB).