Đại diện các trường đại học được giao tự chủ tài chính cho rằng quyền tự chủ hiện nay chỉ nửa vời, thu không đủ bù chi


Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong giờ thực hành. Ảnh: Bùi Tuấn
Trường Đại học (ĐH) Ngoại thương Hà Nội là một trong số những trường ĐH được giao tự chủ tài chính từ năm 2008 nhưng lãnh đạo trường tỏ ý không mặn mà với việc tự chủ này.

“Bó chân, bó tay”!

GS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho rằng tự chủ đồng nghĩa với việc trường bị cắt giảm kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước; trường cũng không được hưởng quyền lợi, quy chế gì hơn so với các trường ĐH công lập khác ngoài việc được xây dựng một số định mức chi cao hơn quy định của Nhà nước (như chi lương đến 2,5 lần lương cơ bản). Tuy nhiên, vì không được hưởng quyền lợi và cơ chế gì nên cũng không thể phát triển thêm nguồn thu để tăng lương. Suốt mấy năm qua, trường phải tự lo liệu chi phí thường xuyên và lương, thưởng cho hơn 500 giảng viên. Trong khi các khoản chi tăng rất nhiều cho cơ sở vật chất, lương, thưởng giảng viên thì trường lại không được giao tự chủ trong các nguồn thu của mình.

Theo GS Châu, đó là thách thức lớn, nhất là trong điều kiện khung học phí chưa tăng nhưng mọi chi phí đào tạo đều tăng.

Cũng liên quan đến việc thu chi, GS Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, cho rằng định mức thu chi đã tồn tại mấy chục năm nên không thể thực hiện tự chủ theo định mức mới. Ví dụ, có nhiều khoản mới phát sinh như lệ phí học lại của sinh viên, nếu các trường không thu thì không được nhưng nếu đưa ra kiểm toán thì không được chấp nhận.

Bằng các chương trình liên kết, chương trình chất lượng cao, hằng năm, số thu của Trường ĐH Ngoại thương lên đến trên 100 tỉ đồng nhưng trường không được tự chủ chi từ nguồn thu này. “Vừa rồi, chúng tôi có đề xuất mua sắm trang thiết bị cho phòng vi tính để sinh viên thực hành nhưng Kho bạc Nhà nước không duyệt chi vì đang có chính sách cắt giảm đầu tư công”- GS Châu cho biết.

“Xé rào” vì học phí thấp

TS Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính, thừa nhận việc duy trì mức học phí thấp chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cơ sở giáo dục ĐH “xé rào”, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định dẫn tới tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong sử dụng nguồn thu.

GS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho rằng nếu được tự chủ, trường sẽ “sống thoải mái”. Tuy nhiên, vấn đề là tự chủ thế nào? Tự chủ tài chính sẽ dẫn đến tự chủ trong đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học. Hiện các trường mới được tự chủ thu học phí, liệu các thứ khác có được thu hay không?

Phải đo, đếm cụ thể

GS Hoàng Văn Châu đề xuất: Nếu Nhà nước không cấp chi phí thường xuyên trở lại cho trường thì phải giao cho trường cơ chế tự chủ. Cụ thể,  được quyết định chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh, quyết định mức học phí cũng như các khoản thu khác theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học. Điều này cũng có nghĩa học phí phải bảo đảm bù đắp chi phí tiền lương và có tích lũy để đầu tư cơ sở vật chất cho trường.

Tuy nhiên, việc tự chủ phải đi liền với giám sát. GS Phùng Xuân Nhạ, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng tự chủ và giám sát luôn đi liền với nhau và điều này rất quan trọng, nếu không thì việc tự chủ sẽ không đạt kết quả.

Lãnh đạo nhiều trường cho rằng tăng học phí để tăng chất lượng đào tạo nhưng theo GS Nhạ, khi trường tuyên bố chất lượng thế nào thì sinh viên ra trường phải bảo đảm được các yêu cầu đó; phải đo, đếm cụ thể được thì việc tăng học phí gắn với chất lượng đào tạo mới thực sự là chủ trương đúng.
 
                                                                         Theo Báo NLĐ
 

Các tin khác

Toàn cảnh lớp tập huấn.
Ảnh minh họa.
Giờ học của lớp điện điện tử dân dụng trường Cao đẳng nghề Hòa Bình.
Ảnh minh họa.

Sẽ có lộ trình tính đúng, tính đủ học phí đại học công lập

Đại học FPT tiếp tục chương trình “Ưu đãi tín dụng năm 2012”.

Hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập” đã được Bộ Tài chính, Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Dự án hỗ trợ phân tích chính sách tài chính tổ chức sáng nay, 29-11, tại Hà Nội. Nhiều trường đại học trong cả nước đã tham gia và trình bày những bức xúc về vấn đề học phí đại học công lập.

Yamaha VN tặng 26.108 bộ đồ dùng học tập cho HS

Ngày 27/11/2011 tại trường tiểu học Thị Trấn, huyện Sóc Sơn - Hà Nội, chương trình “Ngày hội Quà tặng Yamaha 2011 – Chung sức vì thế hệ tương lai” đã diễn ra trong không khí sôi nổi hào hứng của các em học sinh tiểu học trên địa bàn huyện.

Học phí ngoài công lập - Người học, nhà trường đều gặp khó

Theo Quy chế học sinh sinh viên do Bộ GD-ĐT ban hành, đóng học phí là một trong những nghĩa vụ bắt buộc. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sinh viên cố tình chây ì, dẫn tới bị cấm thi, ra trường trễ… trong khi đó, nhà trường dù nỗ lực tìm nhiều cách để giải quyết thấu tình đạt lý nhưng vẫn khó tránh khỏi tai tiếng.

Tập huấn kiến thức kế toán và quản lý tài chính cho các đơn vị trường học

(HBĐT) - Trong 2 ngày 24-25/11, tại trường Trung học KT-KT Hòa Bình, Sở Tài chính mở lớp bồi dưỡng kiến thức kế toán và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cho gần 400 đại biểu là hiệu trưởng, kế toán các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được tự chủ về tài chính.

Học để xây dựng biển đảo

Giữa chập chùng sóng gió biển khơi, những chiếc ghe, thuyền thúng mong manh của những người cha nghèo vẫn ngày đêm bám biển cho con đến lớp và những người mẹ tảo tần kiếm tiền mua sách, vở cho con...

Sẽ giải thể các trường sai phạm

Bộ GD-ĐT đang tiến hành kiểm tra các trường ĐH, CĐ mới thành lập về việc thực hiện cam kết thành lập trường. PV Báo Thanh Niên có cuộc trao đổi với GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, xung quanh vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục