Đại học FPT tiếp tục chương trình “Ưu đãi tín dụng năm 2012”.
Hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập” đã được Bộ Tài chính, Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Dự án hỗ trợ phân tích chính sách tài chính tổ chức sáng nay, 29-11, tại Hà Nội. Nhiều trường đại học trong cả nước đã tham gia và trình bày những bức xúc về vấn đề học phí đại học công lập.
Giáo sư Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương, Giáo sư Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính đều “phàn nàn” về những khó khăn của việc được tự chủ tài chính, gây khó khăn cho hoạt động của các trường đại học công lập.
Sinh viên đóng học phí năm 2011-2012 tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: T.S. |
“Tự chủ tài chính trên thực tế không thực hiện được do chưa đồng bộ với các tự chủ khác như trong quản lý, tuyển cán bộ, hợp tác quốc tế... Cụ thể, tuyển nhân sự thì phải qua Bộ chủ quản trong khi cơ sở giáo dục mới là nơi nắm được về trình độ chuyên môn. Trong giáo dục hiện nay có phát sinh các khoản chi nhưng không có trong danh mục thu”, Giáo sư Châu nói. Vì vậy, hầu hết các trường “đòi” được tự chủ một cách đầy đủ hơn, nhất là tự quyết trong tuyển sinh, thu học phí. “Mức thu, chi đã quá lạc hậu nên dù trao quyền tự chủ đến mấy thì cũng không thực hiện được,” Giáo sư Ngô Thế Chi nhấn mạnh.
Tại hội thảo, đại diện Bộ Tài chính đồng tình để tháo gỡ bài toán tài chính ở các trường, trước hết phải tính đúng, tính đủ vào học phí. Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng, học phí là nguồn thu quan trọng, nguồn lực tài chính chủ yếu để duy trì hoạt động của trường. Nhưng ở nước ta, học phí mới chỉ đáp ứng được một phần chi phí cần thiết để cung cấp dịch vụ đào tạo đại học. Do đó, chưa tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh, cơ chế tài chính đối với đại học công lập vẫn còn nhiều bất cập, phải đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực. Do đó, Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến để có cơ chế đổi mới tài chính đại học công lập, phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. Dự kiến, trong tháng 12-2011, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ nội dung đổi mới tài chính cơ sở giáo dục công lập.
* Ngày 29-11, Trường Đại học FPT ra thông báo cho biết, ngày 8-4-2012, Trường Đại học FPT sẽ tổ chức kỳ thi sơ tuyển cho 7 chuyên ngành đào tạo thuộc 2 khối ngành Công nghệ Thông tin - Điện tử - Viễn thông và Quản trị Kinh doanh – Tài chính Ngân hàng tại ba khu vực là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.. Từ nay đến 15-12-2011 thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký dự thi để nhận được nhiều hỗ trợ từ đại học FPT theo chương trình “Cơ hội dành cho Người tiên phong”.
Đặc biệt, năm nay, sinh viên tham gia chương trình “Ưu đãi tín dụng năm 2012” của đại học FPT sẽ được vay tiền học phí theo dạng tín chấp (không cần thế chấp tài sản), trả nợ sau khi tốt nghiệp ra trường, với mức lãi suất đặc biệt ưu đãi, chỉ bằng lãi suất huy động tiết kiệm tại các ngân hàng.
Mức hỗ trợ tài chính lớn này được trích từ ngân sách của Trường Đại học FPT nhằm hỗ trợ những thí sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, năm 2012, trường Đại học FPT tiếp tục triển khai quỹ học bổng toàn phần mang tên cố Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Văn Đạo cũng như dành nhiều suất học bổng toàn phần và bán phần cho các thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh của trường, hay các thí sinh đã đạt thành tích trong các kỳ thi Olympic quốc gia và quốc tế.
Theo Báo SGGP
Bộ GD-ĐT đang tiến hành kiểm tra các trường ĐH, CĐ mới thành lập về việc thực hiện cam kết thành lập trường. PV Báo Thanh Niên có cuộc trao đổi với GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, xung quanh vấn đề này.
Gửi ý kiến bình luận quanh vụ gia đình bé gái 4 tuổi nghi cô giáo dán băng dính vào vùng kín của bé, nhiều độc giả Dân trí cho rằng trẻ em không nói dối, nhưng nhiều khi các bé tưởng tượng ra hoặc nằm mơ rồi kể lại cho người lớn y như thật.
(HBĐT) - Hiện nay, công đoàn ngành Giáo dục TPHB có 54 công đoàn cơ sở trực thuộc với trên 1.000 đoàn viên.
Trở về từ trường mầm non, cháu Kim Ngân khóc kêu đau, kiểm tra người con bố mẹ cháu phát hiện nhiều vết bầm tím ở hai cánh tay và mặt. Cô giáo dạy Ngân đang được yêu cầu giải trình và làm bản kiểm điểm.
Đó là câu mà TS Nguyễn Thành Nam đem ra để hỏi mỗi khi có cơ hội nói chuyện với sinh viên về ảo tưởng nhân công giá rẻ ở Việt Nam. Đất nước đang dần hết mỏ để đào, hết tài nguyên để bán nhưng nhân lực chất lượng cao thì vẫn ùn ùn đổ vào các ngành sản xuất phi vật chất.
Là một trong 5 gương mặt trẻ nhất và giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2011, em Lò Văn Cường được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo cùng giải thưởng 7 triệu đồng.