“Đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước, phải xem dạy nghề là một mục tiêu, giải pháp quy hoạch nông thôn. Thanh Hóa cần có những chính sách, cơ chế đồng bộ trong quá trình đào tạo nghề cho nông dân”.
Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong chuyến thăm và kiểm tra công tác đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ tại tỉnh Thanh Hóa hôm qua 7/12. Phó Thủ tướng đã có những đánh giá và chỉ ra những hướng đi cho công tác đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thanh Hóa.
Tại Thanh Hóa, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã đi thực tế tại một số địa phương và cơ sở may mặc giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động qua đào tạo tại xã Thiệu Đô, thăm làng đúc đồng truyền thống xã Thiệu Trung (huyện Thiệu Hóa).
Tại làng đúc đồng, Phó Thủ tướng đã được chứng kiến quá trình đúc thành công một chiếc trống đồng theo phương pháp thủ công truyền thống. Đây là một trong những địa phương ở Thanh Hóa đã làm tốt công tác đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ.
Trong thời gian qua, với những cố gắng và nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 11/2011, tổng số lao động được hỗ trợ dạy nghề theo Đề án 1956 là 9.280 người. Trong đó nghề nông nghiệp đào tạo 4.899 học viên, chiếm (52,8%); nghề phi nông nghiệp: 4.381 người (chiếm 47,2%).
Để có được kết quả trên, các sở ban ngành đã phối hợp với các địa phương lựa chọn các cơ sở dạy nghề có năng lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn chất lượng đào tạo với giải quyết việc làm sau đào tạo.
Đối với nghề nông nghiệp, lao động học tập xong có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đối với nghề phi nông nghiệp, cơ sở dạy nghề phần lớn là những công ty, doanh nghiệp đủ điều kiện dạy nghề, nên việc tổ chức dạy nghề thuận lợi cho người lao động. Sau khi học nghề xong, người lao động được công ty cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm.
Thanh Hóa đã triển khai mở được 55 lớp, dạy nghề theo hình thức thí điểm cấp thẻ dạy nghề nông nghiệp cho 1.915 học viên, với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng. Với hình thức đào tạo nghề này, người lao động được chủ động chọn nghề và cơ sở đào tạo phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Hình thức này còn tạo ra cơ chế thị trường bình đẳng trong dạy nghề, giữa công lập và tư thục, hạn chế cơ chế “xin cho” trong quản lý đào tạo.
Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình đào tạo, Thanh Hóa cũng gặp một số khó khăn, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức; một số đơn vị, người lao động còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, chưa nhận thức rõ vai trò giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống, chưa tích cực tham gia học nghề; kinh phí hỗ trợ của Nhà nước còn ít, nhất là ở khu vực miền núi, nơi tập trung đông người lao động cần được đào tạo nghề; đội ngũ giáo viên còn mỏng và thiếu, nhất là những giáo viên có tay nghề; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trung tâm dạy nghề cấp huyện chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo…
Qua kiểm tra thực tế tại một số địa phương và cơ sở đào tạo nghề cũng như nghe báo cáo kết quả của tỉnh Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ghi nhận những thành quả mà tỉnh Thanh Hóa đã đạt được trong thời gian qua trong quá trình thực hiện Đề án đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn của Chính phủ.
Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo cũng như các sở ban ngành tỉnh Thanh Hóa, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, phải xem dạy nghề là một mục tiêu, giải pháp quy hoạch nông thôn. Tuy nhiên tại một số địa phương, công tác đào tạo nghề vẫn đang còn sao nhãng, quản lý lỏng lẽo, nhiều địa phương còn chạy theo số lượng mà chưa coi trọng chất lượng đào tạo, cũng như đầu ra cho người lao động. Vì thế, tỉnh Thanh Hóa cần có những chính sách, cơ chế đồng bộ trong quá trình đào tạo nghề cho nông dân. Các cơ quan, ban ngành cần nhận thức rõ chức năng nhiệm vụ của mình trong quá trình thực hiện. Cần phải có chính sách lôi kéo các doanh nghiệp tham gia giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo...”.
Theo Dantri
Nhiều trường tự gắn tên quốc tế và quảng cáo rất hoành tráng để thu học phí ngất ngưởng, thế nhưng cơ sở vật chất chưa đúng tầm...
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế thi HS giỏi cấp quốc gia. Ngoài việc điều chỉnh chế độ đãi ngộ đối với HS đoạt giải, kì thi năm nay lần đầu tiên tổ chức thi Nói đối với các môn Ngoại ngữ và thi thực hành trong kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia…
(HBĐT) - Nhằm xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong thời kỳ đổi mới, từ năm 2008- 2011, tỉnh ta đã hỗ trợ kinh phí, cử 112 CB, CC, VC đi đào tạo sau đại học.
Nhà phát minh nổi tiếng người Úc gốc Việt, GS.TS Nguyễn Hùng vừa được chọn làm nhân vật đại diện cho tiểu bang New South Wales nhằm tranh giải "Người Australia của năm 2012”. Theo nguồn tin từ báo chí Úc, việc công bố kết quả chính thức cho danh hiệu này sẽ diễn ra vào ngày 26/1/2012.
Ngày 6-12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế về sách giáo khoa (SGK) thế kỷ XXI với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, giáo dục đến từ các nước trên thế giới.
Học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp sẽ được học thêm môn Kỹ năng giao tiếp với thời lượng 30 tiết, tương đương với 2 đơn vị học trình và là môn tự chọn.