Theo kết quả giám sát của HĐND tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2009 đến 2011 nhiều địa phương trong tỉnh báo cáo số lượng học sinh cao hơn thực tế để hưởng ngân sách phân bổ theo số lượng học sinh.
Cụ thể năm 2009 số học sinh tiểu học, THCS cao hơn thực tế 4.043 học sinh, tương đương 264 lớp; năm 2010 học sinh hai bậc học này cao hơn thực tế 9.825 học sinh, 93 lớp và năm 2011 số học sinh cao hơn thực tế 9.115 em, 212 lớp.
Theo số liệu khảo sát đầu năm 2009, toàn tỉnh thừa tới 6.356 giáo viên văn hóa, cán bộ quản lý. Từ đó đến nay, Thanh Hóa dành 200 tỷ đồng ngân sách giải quyết chế độ cho 3.320 giáo viên nghỉ công tác trước thời hạn. Điều tệ hại là một số lãnh đạo huyện trước khi nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác đã tự ý tuyển dụng giáo viên không căn cứ vào nhu cầu thực tế. Hệ quả là số giáo viên tuyển mới luôn cao hơn số lượng giáo viên nghỉ công tác hằng năm và Thanh Hóa hiện còn dôi dư hàng nghìn giáo viên.
Tại kỳ họp thứ 3, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI chỉ rõ trách nhiệm của các ngành liên quan đã thiếu thẩm định, kiểm tra, nắm chắc số lượng học sinh thực tế, để các huyện, trường học khai man, thụ hưởng ngân sách phân bổ. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhận trách nhiệm chỉ đạo khắc phục thiếu kiên quyết, còn nể nang, sẽ thẳng thắn kiểm trước tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc để xảy ra hiện tượng trên trong thời gian dài. Đồng thời, chủ tịch HĐND tỉnh cũng chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo các huyện, trường học trong việc khai man số lượng học sinh, tuyển dụng giáo viên sát không sát nhu cầu thực tế, tạo khe hở cho đối tượng vụ lợi thực hiện hành vi tiêu cực.
Theo NhanDan
Thêm một lần nữa những hạn chế, bất cập cũng như thách thức của ngành khoa học xã hội (KHXH) thời hội nhập đã được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước xới lên tại hội thảo quốc tế về KHXH thời hội nhập, do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức ngày 15-12.
Ngày 5-12-2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 10- CT/T.W về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.
Không chỉ dừng lại tạo hứng thú và khả năng tư duy độc lập của học sinh, bản đồ tư duy còn được Ban giám hiệu các trường áp dụng linh hoạt trong việc quản lý. Sức sống mới từ phương pháp dạy học tích cực đã làm thay đổi bộ mặt của cấp học THCS.
Sau khi thực hiện thí điểm tại một số trường THPT, Hà Nội đã mở rộng thí điểm việc quản lý học sinh (HS) đi xe máy đến trường tại các trường học của 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Tình trạng HS phạm Luật Giao thông đường bộ được đánh giá là đã giảm, song chưa thực sự bền vững như mong muốn.
Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" (THTT, HSTC) do Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) phát động đã thu hút sự tham gia đông đảo của toàn ngành GD và ÐT cùng nhiều ban, ngành, đoàn thể. Với những sáng kiến mới, kinh nghiệm hay đang được nhân rộng giúp nâng cao chất lượng giáo dục ở khắp các địa phương.
Đó là nội dung quan trọng trong kế hoạch phối hợp công tác giai đoạn 2011-2015 giữa Bộ GD-ĐT và Hội Khuyến học Việt Nam.