Ngày 5-12-2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 10- CT/T.W về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.

 

Sau khi đánh giá kết quả đạt được, hạn chế cần khắc phục, Chỉ thị nêu rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ giải pháp thực hiện. Theo đó, Chỉ thị nhấn mạnh: Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020.

Mục tiêu cụ thể là: Năm 2015, huy động 80% số trẻ từ ba đến năm tuổi vào học mẫu giáo; phấn đấu cả nước hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi.

Năm 2020, huy động được 99,7% số trẻ sáu tuổi vào lớp 1, tỷ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,5%. 100% số đơn vị cấp tỉnh, đơn vị cấp huyện và 99,5% số đơn vị cấp xã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo quy định của Chính phủ. Tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,8%; tỷ lệ lưu ban và bỏ học ở bậc trung học cơ sở dưới 1%; phấn đấu có ít nhất 30% số học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề, xóa mù chữ cho một triệu người từ 36 tuổi đến hết tuổi lao động.

Chỉ thị nêu rõ: Ðể đạt mục tiêu nêu trên, một số nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung thực hiện là: Bổ sung, hoàn thiện chính sách và bảo đảm các điều kiện cần thiết hỗ trợ bậc mầm non phát triển bền vững; nâng dần tỷ lệ huy động trẻ từ ba đến năm tuổi được học mẫu giáo, thực hiện chăm sóc, giáo dục hai buổi/ngày. Tiếp tục củng cố vững chắc và phát triển kết quả phổ cập giáo dục đã đạt được; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở những huyện, xã chưa đạt chuẩn; từng bước tiến hành phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện theo quy định của Chính phủ. Nhà nước tăng cường hỗ trợ giúp các địa phương đẩy mạnh công tác xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi lao động, giảm tỷ lệ người tái mù chữ ở người lớn. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở theo hướng tăng nhanh tỷ lệ học sinh vào học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Tập trung nguồn nhân lực phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả phổ cập giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các trường sư phạm; đổi mới chính sách thu hút học sinh giỏi vào các trường sư phạm nhằm bảo đảm đủ số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng, bảo đảm chuẩn hóa về trình độ đội ngũ giáo viên. Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Hoàn thiện chính sách thu hút giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn và giáo viên dạy bổ túc văn hóa trung học phổ thông cho cơ sở dạy nghề và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phục vụ thiết thực công tác phổ cập giáo dục.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác phổ cập giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, kịp thời biểu dương người tốt, việc tốt và những địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục; phối hợp liên ngành, phát huy kết quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ cập giáo dục. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

 

                                                        Theo NhanDan

Các tin khác

Một tiết dạy học với bản đồ tư duy của cô và trò Trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tập huấn Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

(HBĐT) - Ngày 14/12 Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Đến dự có lãnh đạo, chuyên viên các Sở Tài chính, TN-MT, TT-TT, và đông đủ cán bộ, viên chức, các đơn vị trực thuộc Cục Thuế.

Chuyện cuộc sống đi vào đề văn

Thái độ vô cảm của thanh niên có nickname “Kẹo mút chơi bời” trên Facebook và tấm gương về “trái tim không tật nguyền” của anh Trần Đỗ Huy đã đi vào đề kiểm tra văn học kỳ I của học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), sáng 13-12.

Thanh tra đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ

Năm học này, Bộ GD-ĐT tập trung thanh tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng các hệ chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, từ xa, văn bằng 2 … đặc biệt là công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Sở GD-ĐT TPHCM: “Sẽ ngăn chặn việc học sinh uống thuốc gây nghiện”

Sợ lên lớp phải trả bài, nhiều học sinh THCS ở TPHCM rủ nhau uống một số loại thuốc có tác dụng gây ngủ để không bị trả bài và không sợ thầy cô giáo. Đáng nói đây là một sự ngộ nhận nguy hiểm vì các loại thuốc này có thể gây nghiện.

Thi tốt nghiệp THPT 2012: Không bắt buộc thi cụm trường, xóa chấm chéo

Kì thi tốt nghiệp THPT sẽ không còn bắt buộc tổ chức thi cụm trường và chấm chéo giữa các tỉnh mà thay vào đó giao quyền chủ động cho giám đốc các Sở GD-ĐT. Bên cạnh đó bỏ thanh tra ủy quyền của Bộ, địa phương tự thành lập các đoàn thanh tra.

Thi nói độc thoại trong môn Ngoại ngữ HS giỏi quốc gia

Trong kỳ thi học sinh giỏi năm 2012, các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh; đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục