Một tiết dạy học với bản đồ tư duy của cô và trò Trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội.
Không chỉ dừng lại tạo hứng thú và khả năng tư duy độc lập của học sinh, bản đồ tư duy còn được Ban giám hiệu các trường áp dụng linh hoạt trong việc quản lý. Sức sống mới từ phương pháp dạy học tích cực đã làm thay đổi bộ mặt của cấp học THCS.
Bản đồ tư duy (BĐTD), còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy…, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Ứng dụng BĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc từ năm 2010. Hè 2011, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho tiến hành giảm tải nội dung dạy học từ năm học 2011- 2012, phương pháp dạy học bằng BĐTD là 1 trong 5 chuyên đề dạy học tích cực được tập huấn cho 4.000 giáo viên cốt cán bậc THCS cả nước. Một phương án nhận được rất nhiều sự ủng hộ của học sinh cũng như các cán bộ trong ngành giáo dục. |
Tại Trường THCS Ngô Quyền - đơn vị đầu tiên được thí điểm dạy học bằng BĐTD ở Hải Phòng, cô Trần Thị Minh Thúy - hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Mặc dù mới triển khai được gần hai học kì nhưng hiệu quả thì đã thấy rõ. Nó được thể hiện ở sự say mê, sáng tạo của HS kèm theo chất lượng giáo dục của các em ngày càng được cải thiện. Có thể nói BĐTD là công cụ, kỹ thuật, là phương pháp dạy học vô cùng hữu hiệu. Nó góp phần dạy học hiệu quả, phù hợp với HS ở mọi địa phương, giúp HS phát triển tư duy, chủ động, sáng tạo, tự tin trong học tập”.
Cùng chung quan điểm này cô Vũ Thị Ngân, tổ trưởng tổ bộ môn Xã hội Trường THCS Nam Trung Yên (Hà Nội) chia sẻ thêm: “Sau khi được tiếp cận với BĐTD, tôi thấy công việc của mình đỡ vất vả nhiều so với cách dạy truyền thống đọc - chép trước đây. Dạy học bằng BĐTD một cách linh hoạt giúp HS thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học”.
"Hút hồn" HS lẫn phụ huynh
Dạy học bằng BĐTD giúp HS không nhàm chán về bài học mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp dạy học này cũng có ích trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy logic, năng lực cho HS, nhất là những em khá, giỏi. HS có thể tự học ở nhà rất hiệu quả, không tốn kém.
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, giáo viên bộ môn Khoa học Trường THCS Thống Nhất (Hòa Bình), chia sẻ: “Ưu điểm của BĐTD rất lớn, đó là hạn chế chữ, chuyển sang các hình thức kênh màu, kênh hình. Chính các yếu tố này đã tạo cho HS hứng thú hơn khi tiếp cận với bài học”.
Ttrong chuyến thăm Việt “Khi ở lứa tuổi nhỏ và vừa, bài học còn đơn giản, việc sử dụng BĐTD rất thuận tiện vì dễ làm, dễ nhớ. Ở các lớp cuối phổ thông và các bài học phức tạp hơn thì không thể chỉ sử dụng BĐTD mà phải kết hợp thêm nhiều phương pháp khác. Để ôn tập lại các bài học trong một cuốn sách, ngoài việc học bình thường, em và các bạn cũng thường tóm tắt mỗi chương thành một BĐTD và lưu trữ lại thành một tập” - Cho Wen Jing, hiện là sinh viên Trường Warwick University đại diện nhóm bạn cho biết. |
Chính sự hứng thú trong tiết học đã tạo động lực cho nhiều HS lâu nay “ngại học” cũng phấn chấn hơn. Trong một dịp tập huấn về phương pháp dạy và học, một giáo viên ở tỉnh Lâm Đồng tiết lộ: “Trước kia khi học theo kiểu “đọc-chép” một số em ở lớp không bao giờ chép bài. Khi thay đổi dạy học bằng BĐTD thì những HS này lại hứng thú đến kì lạ, lúc nào cũng hí húi vẽ và sáng tạo theo cách nghĩ của các em”.
Không chỉ “hút hồn” HS, dạy học bằng BĐTD giờ đây cũng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều bậc phụ huynh nhất là ở các thành phố lớn.
Anh Đỗ Tuấn Nghĩa (quận Lê Chân, Hải Phòng), một kiến trúc sư có con học lớp 7 đánh giá: “Ngày xưa khi chúng ta đi học thì thường phải hệ thống hóa kiến thức. Hiện nay thì kiến thức được nâng cao lên nên đòi hỏi phương pháp luận hay phương pháp tư duy, BĐTD là một trong những cách để thể hiện được điều đó. Cách làm này đã giúp cho các cháu hệ thống hóa được kiến thức trên một bố cục để làm sao dễ thuộc, dễ nhớ và nắm được một bài hoặc một chương học. Bên cạnh đó nó cũng rèn luyện tính tư duy độc lập để cho đứa trẻ thích, muốn và làm cái điều mà bản thân các em cảm nhận được. Chính những điều này làm cho các cháu tự giác hơn, chủ động hơn và nắm ngay được phần kiến thức cô giảng ở trên lớp. Ngoài ra nó cũng giúp cho các cháu tăng tính mĩ thuật lên khi phải nghĩ cách làm sao để trình bày cho sinh động nhưng vẫn nằm trong khổ giấy cho phép”.
Còn chị Lê Lan (Hải Phòng) có con đang học lớp 9 tâm sự thêm: “Thấy con mình về nhà hý hoáy vẽ, sợ mất thời gian học của con, tôi theo dõi và kiểm tra bài, thấy cháu nhìn vào BĐTD trình bày bài rất thông hiểu, tôi nhìn vào bản đồ cháu vẽ thấy mình cũng đọc và hiểu được kiến thức đó mặc dù những bài học này tôi đã học rất lâu rồi. Tôi thấy cách học đó thật hiệu quả, mất ít thời gian, nhớ lâu, hiểu sâu và đặc biệt cháu ngày càng hứng thú học tập”.
Trước thành công của việc đưa BĐTD vào dạy học ở cấp THCS, TS. Nguyễn Đình Châu - giám đốc dự án THCS II tâm sự: “Thật ra khi nghiên cứu, triển khai BĐTD chúng tôi chỉ mong muốn các em có thể hệ thống kiến thức một cách khoa học để có thể dễ nhớ, dễ thuộc chứ không nghĩ các em có thể sáng tạo, mở rộng đến như vậy”.
Sự thành công dạy học BĐTD ở cấp THCS đang là tiến đề để nhiều Sở GD-ĐT nghiên cứu tiến đến lộ trình áp dụng vào cấp THPT. Việc triển khai đối với cấp tiểu học đang được nhiều Sở cân nhắc vì e rằng chưa phù hợp.
Theo DanTri
Thái độ vô cảm của thanh niên có nickname “Kẹo mút chơi bời” trên Facebook và tấm gương về “trái tim không tật nguyền” của anh Trần Đỗ Huy đã đi vào đề kiểm tra văn học kỳ I của học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), sáng 13-12.
Năm học này, Bộ GD-ĐT tập trung thanh tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng các hệ chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, từ xa, văn bằng 2 … đặc biệt là công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
Sợ lên lớp phải trả bài, nhiều học sinh THCS ở TPHCM rủ nhau uống một số loại thuốc có tác dụng gây ngủ để không bị trả bài và không sợ thầy cô giáo. Đáng nói đây là một sự ngộ nhận nguy hiểm vì các loại thuốc này có thể gây nghiện.
Kì thi tốt nghiệp THPT sẽ không còn bắt buộc tổ chức thi cụm trường và chấm chéo giữa các tỉnh mà thay vào đó giao quyền chủ động cho giám đốc các Sở GD-ĐT. Bên cạnh đó bỏ thanh tra ủy quyền của Bộ, địa phương tự thành lập các đoàn thanh tra.
Trong kỳ thi học sinh giỏi năm 2012, các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh; đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi.
Có nhiều cách cải thiện khả năng Anh ngữ nói riêng và ngoại ngữ nói chung. Để học từ vựng mau và nhớ lâu, có thể học với thẻ nhớ giấy (Flash Card). Đó là những mẫu giấy có kích cỡ như tấm danh thiếp, một mặt ghi từ tiếng Anh, mặt kia ghi nghĩa của từ.