9 năm nay, trẻ ở Trường mẫu giáo Mỹ Hiệp (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) phải học trong môi trường hôi nồng nặc bốc lên từ bãi rác và trại cá sấu. Ngay cả đường vào trường cũng phải đi nhờ của trại nuôi cá sấu.

 


Đường vào trường chung với trại cá sấu và phía trước là bãi rác - Ảnh: Th.Dũng

Một người dân cho biết trại cá sấu này nuôi cả ngàn con, quy mô lớn nhất nhì ở tỉnh. Trại vừa nuôi cá sấu vừa giết thịt lấy da bán nên khi chủ nhân làm vệ sinh hay giết thịt cá sấu, nước xả chuồng trại bốc mùi hôi thối nồng nặc. “Vậy mà không hiểu sao người ta lại nhét các cháu bé vào đó học?”, người này lắc đầu.

Hôm chúng tôi đến, các thùng rác nằm trước cổng trường ruồi nhặng bay vo ve, nhếch nhác, bẩn thỉu. Bước thử từ phòng học ra trại nuôi cá sấu nằm ở phía sau trường, chúng tôi bị dội trở lại vì mùi hôi và vì tấm bảng treo “cấm lại gần, cấm vào” cùng tiếng chó của trại cá sấu sủa inh ỏi.

Một giáo viên ở trường cho biết đây là trụ sở cũ của UBND xã Mỹ Hiệp đã xuống cấp nên phòng ốc chật chội chỉ đủ cho khoảng 40 em. Ông Phạm Ngọc Trang, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cao Lãnh giải thích sở dĩ trường chưa đi dời được là do chưa tìm được đất xây trường và cũng không thuê mướn được chỗ mới. “Trong năm 2012, chúng tôi cố gắng tìm địa điểm mới”, ông Trang cho biết.

Không chỉ các cháu nhỏ phải học tập trong môi trường ô nhiễm mà một điểm học mẫu giáo lại nằm gần chỗ nuôi nhốt cá sấu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.

 

                                                    Theo ThanhNien

Các tin khác

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Niềm vui của thầy và trò nhà trường trong những ngày chuẩn bị cho lễ kỷ niệm.  ảnh: Đồng chí Nguyễn Duy Thịnh, Hiệu trưởng nhà trường và đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh cùng trao đổi, chia sẻ về truyền thống 45 năm của nhà trường.

Tại Diễn đàn GD sáng tạo toàn cầu của Microsoft Việt Nam đã ghi dấu ấn trên bản đồ giáo dục thế giới

Diễn đàn giáo dục toàn cầu lần thứ 7 của Microsoft vừa diễn ra tại thủ đô Washington nước Mỹ, quy tụ gần 800 giáo viên ưu tú từ hơn 75 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam cùng nhau thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc đối thoại mới của giáo dục toàn cầu.

Người Việt Nam duy nhất ở Viện Hàn lâm Khoa học Pháp

Trong hơn 400 nghìn người Việt Nam sinh sống và làm việc ở Pháp, có khá nhiều người thành đạt, được xã hội Pháp trọng dụng. Trong số này phải kể đến Giáo sư - Viện sĩ Bùi Huy Đường, người Việt Nam duy nhất của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp với khoảng 350 thành viên.

Xây dựng nền khoa học nhân văn Việt

Thêm một lần nữa những hạn chế, bất cập cũng như thách thức của ngành khoa học xã hội (KHXH) thời hội nhập đã được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước xới lên tại hội thảo quốc tế về KHXH thời hội nhập, do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức ngày 15-12.

Phổ cập giáo dục mầm non, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở

Ngày 5-12-2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 10- CT/T.W về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.

Sức sống mới từ cách dạy học hiệu quả

Không chỉ dừng lại tạo hứng thú và khả năng tư duy độc lập của học sinh, bản đồ tư duy còn được Ban giám hiệu các trường áp dụng linh hoạt trong việc quản lý. Sức sống mới từ phương pháp dạy học tích cực đã làm thay đổi bộ mặt của cấp học THCS.

Quản lý học sinh sử dụng xe máy đến trường: Thừa quyết tâm, thiếu nghiêm khắc

Sau khi thực hiện thí điểm tại một số trường THPT, Hà Nội đã mở rộng thí điểm việc quản lý học sinh (HS) đi xe máy đến trường tại các trường học của 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Tình trạng HS phạm Luật Giao thông đường bộ được đánh giá là đã giảm, song chưa thực sự bền vững như mong muốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục