Hộ gia đình chính sách xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy phát triển đàn gà đồi đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
(HBĐT) - Đây là năm thứ 2, Đề án 1956 (đào tạo nghề cho lao động nông thôn) được triển khai trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Thay vì một số nghề đã lựa chọn đào tạo nhưng không hiệu quả trước đây như chổi chít, mây - giang đan, Đề án hướng tới nghề nuôi gà đồi - một nghề gần gũi và thiết thực hơn với hộ nghèo. Đối với đối tượng được hưởng lợi, đề án đã đem đến cho họ cơ hội thoát nghèo.
Cũng như 31 hộ nghèo khác ở thôn Liên Hồng, xã Liên Hòa được hưởng lợi từ đề án, hoàn cảnh gia đình chị Ngô Thị Hường quanh năm khốn khó, kinh tế trông chờ vào vài con lợn, con gà và mảnh vườn nhỏ hẹp. Tham gia khóa học kỹ thuật nuôi gà đồi do Phòng LĐ -TB & XH, Trung tâm Dạy nghề huyện phối hợp tổ chức, theo chị, đây là cơ hội để chị có thể cải thiện, làm thay đổi cuộc sống hiện tại. Chị Hường chia sẻ: Khi tham gia khóa đào tạo, chị không phải lo lắng quá nhiều về các chi phí sinh hoạt vì đã có đề án hỗ trợ. Những thứ chị có ngoài kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh cho gia cầm còn là đàn gà giống và một lượng thức ăn chăn nuôi cũng do đề án cung cấp và hỗ trợ.
Cũng tại thôn Liên Hồng, chị Quách Thị Nhâm, Bùi Thị Mận là những hộ dân tộc thiểu số, gia đình chính sách vừa được học qua lớp đào tạo. Phát huy những kiến thức được truyền dạy, các chị đã áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Từ chỗ chỉ có 15 con giống được cấp ban đầu, các chị đã đầu tư mua thêm để phát triển đàn gà lên hơn 40 con. Chị Mận cho biết: Mỗi con giống cấp ban đầu có trọng lượng khoảng 3 - 4 lạng, nuôi trong chuồng chừng 15 - 20 ngày cho cứng cáp là có thể cho thả đồi. Nếu thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì nuôi trong khoảng 5 tháng là đủ điều kiện xuất bán ra thị trường, trọng lượng bình quân mỗi con sẽ đạt trên, dưới 2 kg.
Giúp hộ nghèo có cơ hội thoát nghèo, Đề án 1956 ở huyện Lạc Thủy dành ưu tiên cho các đối tượng hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ chính sách và hộ sau thu hồi đất. Cùng khóa đào tạo kỹ thuật nuôi gà đồi ở xã Đồng Tâm cũng có nhiều hộ được theo học và hưởng lợi như chị Trần Thị Thao ở thôn Đồng Hải, Lê Văn Hán ở thôn Đồng Mới, Bùi Thị Quyên ở thôn Đồng Phú, Đinh Thị Nguyệt ở thôn Đồng Đễ, Vũ Thị Mai ở thôn Đồng Làng...ông Lê Văn Hán ở thôn Đồng Mới cho biết: Thời gian chủ yếu của khóa học dành cho thực hành tại chuồng trại của gia đình. Hộ theo học cũng được cấp tài liệu hướng dẫn kỹ thuật để tham khảo, được cấp cám, giống và thuốc thú y tạo tiền đề thúc đẩy phát triển nghề nuôi gà đồi tại gia đình.
Đến hết năm 2011, huyện Lạc Thủy đã mở được 5 lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật nuôi gà đồi trên địa bàn 3 xã Đồng Tâm, Liên Hòa và An Bình. Cùng với hướng dẫn cho trên 150 hộ nghèo cách thức chăn nuôi, đề án 1956 đã cấp hơn 2.000 con gà giống, hàng tấn cám các loại và cấp thuốc phòng một số loại bệnh thường gặp ở gà. Hiện nay, 100% hộ hưởng lợi đã duy trì và phát triển số lượng đàn gà đồi sau cấp hỗ trợ. Trong đó có không ít hộ đã mở rộng quy mô nuôi gà đồi với tổng đàn lên tới hàng trăm con. ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện cho biết: Các hộ tham gia học, thực hành và ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi cho thấy sự phù hợp của nghề lựa chọn đào tạo cũng như tính thiết thực của đề án 1956. Với thị trường đầu ra ổn định, giá trị kinh tế cao, nghề nuôi gà đồi đã và đang được nhân rộng, mở ra hướng làm ăn mới, hiệu quả, giúp hộ nghèo từng bước cải thiện cuộc sống, vươn tới ấm no.
Bùi Minh
Năm 2004, Bộ GD-ĐT triển khai chương trình kiểm định chất lượng (KĐCL) tại các trường ĐH trên cả nước. Sau thời gian sôi động, đến nay mọi thứ lại hết sức im ắng.
Học sinh chuyên đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế được ưu tiên xét tuyển vào đại học hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong nước và nước ngoài.
Trong đơn khiếu nại gửi đến báo Tuổi Trẻ và các cơ quan chức năng, tập thể phụ huynh khối lớp 1 Trường tiểu học Vĩnh Phước 2, TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết ngoài những khoản như tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, quỹ hội phụ huynh học sinh, tiền bảng tên, tiền phục vụ..., năm học này phụ huynh học sinh còn phải đóng thêm 250.000 đồng để mua tivi LCD và đầu máy.
(HBĐT) - Ngày 29/12, UBKT huyện Kim Bôi đã phối hợp với trung tâm BDCT huyện tổ chức khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra giám sát năm 2011. Tham dự lớp có gần 220 cán bộ, đảng viên là các phó chủ nhiệm chuyên trách UBKT xã, thị trấn và các bí thư chi bộ, ủy viên UBKT cấp cơ sở thuộc tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Hà Thị Phương Hoa là giáo viên trường mầm non Yên Mông, chi xóm Mỵ, xã Yên Mông (TPHB). Vào nghề được hơn hai năm, thời gian tuy ngắn nhưng chừng đó đủ để Hoa thấm thía những mặn đắng của nghề nuôi dạy trẻ - cái nghề mà khi ở ngoài nhìn vào, người ta thấy nó giản đơn và trong vắt như tâm hồn của một em bé lên ba nhưng thực chất nó đã khiến người trong cuộc như Hoa không ít lần bật khóc.
15 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam; phụ cấp thâm niên cho hơn 1 triệu nhà giáo từ 1/9/2011; Bộ GD-ĐT bác kiến nghị bỏ điểm sàn tuyển sinh ĐH...nằm trong số những sự kiện giáo dục nổi bật năm 2011 theo bình chọn của Dân trí.