Tâm lý của phần lớn phụ huynh hiện nay là sợ con mình kém so với các bạn nên đã cho con học đọc, viết trước khi vào lớp 1. Phụ huynh cần có cái nhìn khoa học hơn về vấn đề này.

Không dạy theo kiểu “tiểu học hóa”

Việc dạy trẻ biết chữ trước khi vào lớp 1 là cần thiết. Phương án 0 tuổi của Giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc) đã chỉ rõ cơ sở khoa học của vấn đề này. Theo ông, dạy chữ sớm cho trẻ sẽ tận dụng sự chú ý vô thức, rèn luyện khả năng quan sát, bồi dưỡng trí nhớ, phát triển khả năng tư duy và khả năng tưởng tượng, vun đắp tính cách tốt đẹp và bồi dưỡng niềm yêu thích đọc sách, bồi dưỡng khả năng và thói quen tự học cho trẻ.

Ông cho rằng trước khi vào tiểu học, trẻ nên bắt đầu học cả 2 ngôn ngữ thính giác (nghe - nói) và ngôn ngữ thị giác (đọc - viết). Những đứa trẻ được học cả 2 loại ngôn ngữ từ sớm, tư duy sẽ phát triển.

Trong lịch sử ngôn ngữ, ngôn ngữ thính giác (nghe - nói) có trước nên việc dạy ngôn ngữ cho trẻ từ trước đến nay thường đi theo con đường học nghe - nói trước, học đọc - viết sau. Thậm chí, nhiều người tưởng rằng trẻ em học nghe - nói không cần dạy mà tự nhiên sẽ biết và nghe - nói dễ hơn đọc - viết. Thật ra, ngôn ngữ thính giác của trẻ là kết quả của quá trình giáo dục sớm mà chúng ta tiến hành một cách tự phát. Vấn đề quan trọng cần nhấn mạnh là nên hiểu đúng việc học 2 loại ngôn ngữ cho trẻ trước khi vào tiểu học là học cái gì và học như thế nào?

 
Cho trẻ mầm non làm quen với chữ cái thông qua trò chơi cũng là cách giúp trẻ sớm làm quen với chữ viết - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Trước hết, chúng ta cần nhận thức được sự khác nhau trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo với học sinh tiểu học. Theo Giáo sư Phùng Đức Toàn, có ba điểm khác nhau căn bản:

Một là tính chất không giống nhau. Trẻ nhỏ học đọc là một trong những nội dung của giáo dục tố chất cơ bản, lấy việc bồi dưỡng sự chú ý, hứng thú của trẻ với chữ và sách, từ đó nắm được công cụ ngôn ngữ thị giác làm xuất phát điểm. Quá trình này diễn ra tự nhiên như khi dạy trẻ 1 tuổi chú ý nghe nói. Cần phải xác định sự khác biệt giữa những đứa trẻ có nhu cầu khác nhau. Còn học sinh tiểu học học chữ, học đọc là một phần truyền thụ tri thức văn hóa hệ thống, nó quy định chặt chẽ bởi mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ và tài liệu dạy học. Mục tiêu của mỗi giai đoạn nhất định phải được hoàn thành và là yêu cầu chung cho tất cả học sinh, không có sự phân biệt.

Hai là tiêu chuẩn học chữ không giống nhau. Đối với trẻ nhỏ, từng phương diện âm, hình, nghĩa đều phải có yêu cầu khác nhau. Trẻ chỉ cần có ấn tượng và hiểu từng bước, sau đó sẽ đọc một cách tự nhiên. Còn đối với học sinh tiểu học, việc học chữ phải tiến hành “bốn kỹ năng kết hợp”, tức là nhận rõ mặt chữ, đọc chuẩn âm, hiểu ý nghĩa của chữ và biết viết.

Ba là, giáo trình và phương pháp dạy học khác nhau. Học sinh tiểu học học chữ trên lớp phải theo trình tự nhất định chứ không được tự ý thay đổi. Còn khi phát triển ngôn ngữ viết cho trẻ nhỏ, tính linh hoạt, đa dạng của giáo trình và phương pháp dạy học chú ý tính hứng thú, thậm chí có thể tự ý thay đổi bất kỳ lúc nào, đặc biệt chú trọng đến yếu tố khích lệ động viên. Mỗi một trẻ có nhu cầu riêng.

Như vậy, chúng ta cần kiên quyết phản đối việc dạy chữ cho trẻ mẫu giáo với kiểu “tiểu học hóa”. Bởi, cách dạy đó sẽ đóng cánh cửa chú ý vô thức của trẻ, thái độ chán ghét của trẻ sẽ nhanh chóng nảy sinh.

Tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ

Trước hết, chúng ta phải tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ học chữ trong môi trường ngôn ngữ sẽ tận dụng triệt để ưu thế ghi nhớ vô thức của chúng. Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống, mọi lúc mọi nơi đều có lời nói, vậy nên hãy làm cho mọi lúc mọi nơi đều có chữ viết. Thẻ chữ, bảng viết, phấn, tranh chữ… đều là những phương tiện dễ kiếm, dễ làm. Các vật này sẽ giúp trẻ đến với chữ viết một cách tự nhiên, kích thích ngôn ngữ thị giác của trẻ.

Phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi cũng là biện pháp thường sử dụng. Tuy vậy, từ trước đến nay, chúng ta thường dùng lời nói làm phương tiện của trò chơi. Cần nhận thức được rằng việc học chữ qua trò chơi sẽ sinh động hơn, kích thích hứng thú cho trẻ nhiều hơn.

Học chữ qua việc đọc là phương pháp xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ thích nghe truyện, nghe thơ. Lúc đầu, trẻ đọc theo kiểu “đọc vẹt”, nhưng trẻ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp ngôn ngữ của bài văn, bài thơ qua ngữ âm (vần, luật). Sau đó, với khả năng ghi nhớ ấn tượng vô thức cao, trẻ sẽ nhận biết được mặt chữ. Chúng ta cần chọn những bài văn, bài thơ giàu âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu, cần thay đổi liên tục các bài văn, bài thơ để trẻ có ấn tượng về con chữ được rõ ràng bởi ấn tượng thông qua thị giác của con người sẽ không ngừng được tăng lên.

Dạy chữ cho trẻ mẫu giáo càng sớm, càng tốt. Điều quan trọng là phải dạy trẻ bằng hình thức môi trường ảnh hưởng, cảm nhận tích lũy, trò chơi hoạt động.

 

                                                          Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục