Trường Đai học Việt Đức. (Nguồn: Internet)

Trường Đai học Việt Đức. (Nguồn: Internet)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 303/QĐ-TTg về quy định cơ chế tài chính đặc thù của Trường Đại học Việt Đức.

 

Quyết định ghi rõ, Trường Đại học Việt Đức là đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước thành lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 24/3/2009, Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 13/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Việt Đức và cơ chế tài chính đặc thù quy định tại Quyệt định nay.

Nguồn tài chính của Trường Đại học Việt Đức gồm kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp; các nguồn thu sự nghiệp; vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; nguồn tài chính khác.

Trong đó, Ngân sách Nhà nước đảm bảo hỗ trợ 60% kinh phí hoạt động thường xuyên của năm 2012; không quá 50% trong giai đoạn 2013-2015 và không quá 40% trong giai đoạn 2016-2020. Mức kinh phí hoạt động thường xuyên ngân sách Nhà nước hỗ trợ hàng năm được tính toán theo mức thu học phí, chi phí đào tạo và tổng quy mô Nhà nước đặt hàng đào tạo hàng năm.

Đối với đào tạo theo nhu cầu xã hội hoặc theo đơn đặt hàng của các tổ chức, doanh nghiệp thì Trường tự đảm bảo chi phí đào tạo từ nguồn thu học phí theo nguyên tắc thu học phí đủ bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên và tiến tới có tích lũy.

Bên cạnh kinh phí hoạt động thường xuyên, Ngân sách Nhà nước cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của các dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

Các nguồn thu sự nghiệp của trường gồm nguồn thu từ hoạt động thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ do Nhà nước đặt hàng; thu từ phí và lệ phí theo quy định; thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ... Khoản hỗ trợ, tài trợ của đối tác Đức được coi là nguồn thu của Trường và phải được hạch toán vào tài khoản của Trường.

Quyết định cũng nêu rõ, Trường Đại học Việt Đức được tự chủ về quản lý và sử dụng nguồn tài chính; là đơn vị sự nghiệp công lập, được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng nguồn tài chính. Cụ thể, Trường được quyền tự xây dựng và quy định mức thu học phí; mức thu lệ phí thi và tuyển sinh.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng mức thu phí, lệ phí, trình Hội đồng Trường thông qua và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

Bên cạnh đó, Trường được tự quyết định các nội dung và mức chi (bao gồm cả chi trả học bổng khuyến khích học tập đối với người học, chi trả tiền lương, tiền công đối với cán bộ quản lý, giảng viên của Trường) trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ trong phạm vi nguồn tài chính của Trường đảm bảo đúng chế độ, công khai, minh bạch, hiệu quả.

Hằng năm, sau khi trang trải tất cả các khoản chi phí hợp lý, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, trong phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có), Trường phải trích lập quỹ phát triển sự nghiệp công lập tối thiểu 25%.

Sau khi đã trừ tất cả các khoản chi và trích lập quỹ phát triển sự nghiệp công lập theo quy định, Trường Đại học Việt Đức được tự quyết định việc sử dụng kinh phí còn lại để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động tùy thuộc vào nội dung, kết quả công việc và chính sách đãi ngộ theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường./.

                                                                      Theo Báo TTXVN
 
 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục